Thứ Năm, 30/09/2021 19:24

Bài cập nhật

Góc nhìn 01/10: Thận trọng?

Theo khuyến nghị của một số CTCK, dòng tiền vẫn lựa chọn các cổ phiếu vừa và nhỏ do vậy xu hướng tích lũy của thị trường có khả năng còn tiếp diễn, các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ sự mở cửa của nền kinh tế sẽ là sự lựa chọn cho nhà đầu tư trong thời gian tới.

Thị trường có thể sẽ tiếp tục đi ngang trong một vài phiên tới?

CTCK Yuanta Việt Nam: Thị trường tăng trở lại khi các thông tin tiêu cực cũng đã được công bố. Chỉ số VNI-Index ghi nhận phiên cuối cùng của tháng 09 tăng 0.21% dừng tại 1,342.06 điểm. Chỉ số HNX-Index tăng 0.86% neo tại 357.33 điểm; Chỉ số Upcom-Index cùng chiều tăng 0.65% dừng tại 96.56 điểm. Giá trị giao dịch khớp lệnh đạt hơn 16,334 tỷ đồng.

Độ rộng thị trường nghiên hoàn toàn về số tăng cho thấy tâm lý thị trường tiếp tục có sự cải thiện. Tuy vậy, nhóm bluechips vẫn còn phân hoá và dòng tiền có sự chọn lọc khi PNJ (+5.8%), VRE (+2.8%), VIC (+1.5%), SSI (+1.4%) hồi phục tích cực. ngược lại, Nhóm cổ phiếu Ngân hàng tiếp tục phân hoá và suy yếu hơn thị trường chung với BID (-1.1%), VCB (-1.3%) có sự điều chỉnh.

Về nhóm ngành, nhóm Phân bón ghi nhận phiên hồi phục thứ 3 liên tiếp đáng chú ý DCM tạo đỉnh cao mới 52 tuần đóng cửa tại 26,450 đồng. DPM (+3.8%), BFC (+3.9%)…

Khối ngoại bán ròng với giá trị gần 170 tỷ đồng tập trung chủ yếu tại HPG (182 tỷ), VCB (78 tỷ), E1VFVN30 (52 tỷ). Ở chiều ngược lại, VNM (82 tỷ), HSG (63 tỷ), DCM (36 tỷ) dẫn đầu ở chiều mua ròng.

Yuanta cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đi ngang trong phiên giao dịch kết tiếp, trong bối cảnh dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. Áp lực bán có thể tiếp tục gia tăng nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ và tác động tiêu cực lên tâm lý của nhà đầu tư ngắn hạn, đặc biệt dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại thị trường cho nên kịch bản đi ngang sẽ còn tiếp diễn trong vài phiên tới.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức GIẢM. Do đó, Yuanta khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng ở mức 40 – 45% danh mục và có thể xem xét mua thăm dò với tỷ trọng thấp. Trên quan điểm an toàn, các NĐT vẫn tiếp tục quan sát thị trường ở những phiên tới và chưa nên bán hết toàn bộ cổ phiếu trong danh mục.

NĐT được khuyến nghị nắm giữ vị thế trung hạn

CTCK KB Việt Nam (KBSV): TTCK Việt Nam tăng điểm sau khi Tổng cục Thống kê cho biết nền kinh tế vẫn duy trì mức tăng trưởng dương trong 9 tháng đầu năm, tuy có sự sụt giảm trong quý 3 nhưng an sinh xã hội được đảm bảo, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Chi cục Thú y vùng VI (TP HCM) cho biết tái xuất hiện nhiều ổ dịch tả heo châu Phi khiến giá thịt heo giảm trên cả nước, cổ phiếu ngành heo giảm ở DBC (-0.3%). Hiệp hội dệt may cho biết thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam thực hiện đúng dự kiến mở cửa trở lại vào ngày 1/10 thì quý IV năm nay sẽ bù đắp cho quý III sụt giảm vừa qua, giá cổ phiếu ngành dệt may VGG (+14.9%), VGT (+5.3%). Khối ngoại bán ròng ở HPG (-0.7%), VCB (-1.3%), E1VFVN30 (+0.6%).

VN-Index mở gap tăng điểm với biên độ mở rộng đầu phiên trước khi suy yếu và đánh mất phần lớn thành quả về cuối phiên. Chỉ số đang một lần nữa chịu ảnh hưởng bởi cạnh trên của mẫu hình tam giác, tại vùng cản quanh 1,360 (+-5), với thanh khoản sụt giảm thể hiện sự do dự của cả bên mua và bên bán.

Điểm đáng chú ý là mẫu hình đã gần đi đến điểm kết thúc và KBSV cho rằng tín hiệu phá vỡ sẽ sớm xuất hiện trong một hai phiên tới. Hiện cơ hội mở rộng nhịp hồi phục của VN-Index vẫn có phần chiếm ưu thế nhưng điều này chỉ được xác nhận nếu chỉ số vượt qua được vùng cản đã đề cập.

NĐT được khuyến nghị nắm giữ vị thế trung hạn và chỉ kê mua lại một phần vị thế trading ở vùng giá thấp trong các nhịp điều chỉnh.

Có thể gia tăng tỷ trọng

CTCK Agribank (Agriseco): Thanh khoản mất hút trong phiên giao dịch cuối Quý III khi giá trị giao dịch sàn HOSE chỉ đạt hơn 13,000 tỷ đồng. Thị trường về cơ bản khá cân bằng, trong khi nhóm dầu khí, phân bón tiếp tục khởi sắc thì dòng tiền đang có dấu hiệu rút ra khỏi nhóm “bank – chứng – thép”. Trên đồ thị kỹ thuật, phiên nay hình thành cây nến Inverted Hammer, vì vậy khả năng thị trường sẽ bước vào giai đoạn đi ngang với các phiên tăng/giảm điểm xen kẽ với thanh khoản thấp, chờ đợi các thông tin mới. Nhóm penny, đầu cơ đã có lực cầu bắt đáy trong phiên 30/9, tuy nhiên đà tăng nhìn chung thiếu bền vững và là cơ hội để thoát vị thế danh mục hơn là mua mới. Giai đoạn này, dòng tiền sẽ tiếp tục hướng tới những nhóm ngành có kỳ vọng kết quả kinh doanh quý III khả quan, trong bối cảnh bức tranh chung thị trường tương đối ảm đạm do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Một số ngành khác được kỳ vọng phục hồi mạnh trong Quý IV khi mở cửa lại nền kinh tế như bán lẻ, tiêu dùng, bất động sản cũng có thể là điểm đến của dòng tiền. Đây là những cơ hội đầu tư phù hợp để để tăng tỷ trọng trong giai đoạn hiện tại.

VN-Index tiếp tục xu hướng đi ngang

CTCK Tân Việt (TVSI): VN-Index tăng 2.85 điểm tương ứng mức tăng 0.21% so với phiên giao dịch trước đó. Thị trường phiên 30/9 giao dịch ngiêng về số mã tăng điểm. Tổng 3 sàn có 583 mã xanh so với 314 mã đỏ. Thanh khoản giao dịch khớp lệnh thị trường phiên 30/9 tiếp tục giảm và là mức giá trị thấp nhất trong tháng, đạt 13,155.4 tỷ đồng đối với sàn HOSE. Khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 436.7 triệu cổ phiếu tiếp tục suy giảm so với trước đó.

VN-Index tiếp tục tạo cây nến DOJI và cũng tiếp tục giảm điểm trở lại khi gặp mốc giá trị 1,350 điểm. Đà tăng điểm phục hồi của thị trường đang ngày càng yếu dần khi khối lượng giao dịch không cải thiện. Thị trường tăng điểm phiên 30/9 thuần túy nhờ lực kéo của một số cổ phiếu trụ giúp chỉ số kết thúc quý III không quá tiêu cực. Chỉ số vẫn chưa thể vượt lên lại mốc 1,350 điểm đi kèm thanh khoản ngày càng giảm cho thấy thị trường cần tích lũy thêm hoặc chiết khấu về vùng giá hấp dẫn hơn để thu hút dòng tiền trở lại. Xu thế của VN-Index hiện tại vẫn là đi ngang và chỉ số dự báo sẽ tiếp tục kết thúc tuần thứ 4 đi ngang tại vùng giá trị 1,350 điểm

TVSI đánh giá rằng VN-Index vẫn tiếp tục xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn. Trong ngắn hạn, VN-Index tiếp tục xu hướng đi ngang trong khung rộng với kháng cự trên tại vùng 1,365 – 1,370 điểm và hỗ trợ phía dưới quanh vùng đáy cũ 1,285 – 1,300 điểm.

Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp

CTCK Asean (Aseansc): Thị trường phiên 30/09 tiếp tục ghi nhận một phiên giao dịch giằng co trong bối cảnh có sự phân hóa mạnh mẽ giữa các nhóm cổ phiếu, và thanh khoản ở mức thấp nhất trong vòng 1 tháng qua. Aseansc dự báo trong phiên giao dịch 01/10 tới, áp lực bán tại vùng kháng cự gần 1,345-1,350 điểm có thể khiến chỉ số VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên sáng để kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1,335-1,340 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1,325-1,330 điểm.

Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày. Trong đó, vùng hỗ trợ là vùng có thể xuất hiện lực cầu giúp chỉ số phục hồi trở lại, và vùng kháng cự là vùng có thể xuất hiện lực bán khiến chỉ số giảm trở lại.

Nên giao dịch thận trọng

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): Thị trường tăng điểm nhẹ trong cả phiên giao dịch cuối tháng 9. Dòng tiền đầu tư lan tỏa vào thị trường khi có 12/19 ngành tăng điểm. Các nhóm đóng góp đà tăng điểm của thị trường là: Hàng cá nhân & Gia dụng, Hóa chất và Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Thanh khoản thị trường suy giảm và độ rộng thị trường ở trạng thái tích cực vẫn đang hướng đến xu hướng giao dịch thận trọng.

Trong khi đó, khối ngoại bán ròng trên sàn HOSE và mua ròng trên sàn HNX. Biên độ dao động thấp cùng với thanh khoản suy giảm đang cho thấy lực tăng của VN-Index khá yếu. BSI khuyến nghị các nhà đầu tư nên giao dịch thận trọng và chờ đợi thị trường xác lập xu hướng rõ ràng hơn.  

Đứng ngoài quan sát

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS): VN-Index tăng nhẹ sau khi đã rung lắc khá mạnh trong phiên 30/09. Đà tăng suy yếu vào cuối phiên ATC khi lực bán lấn át so với lực cầu mua. Thanh khoản trên thị trường phiên cuối tháng 9 giảm nhẹ cả về khối lượng và giá trị so với phiên trước.

Thị trường tiếp tục chưa thể chinh phục được ngưỡng tâm lý 1,350 điểm kể từ đầu tháng 9. Thêm vào đó, việc dòng tiền giảm nhẹ trong những phiên này cho thấy nhà đầu tư luôn chủ động chốt lời mỗi khi chỉ số đi vào vùng kháng cự hiện tại.

Trong bối cảnh như vậy, VCBS khuyến nghị nhà đầu tư nên tiếp tục ưu tiên đứng ngoài quan sát thị trường và chủ động chốt lời danh mục ngắn hạn khi đã đạt được lợi nhuận kỳ vọng và chờ đợi thêm những tín hiệu rõ ràng hơn về xu hướng tiếp theo trên thị trường trước khi quay trở lại tích lũy cổ phiếu.

Xu hướng tích lũy còn tiếp diễn

CTCK MB (MBS): Thị trường chứng khoán trong nước hồi phục trên nền thanh khoản thấp, tuy vậy độ rộng thị trường rất tích cực nhờ đóng góp của nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.

Thanh khoản khớp lệnh trên sàn HOSE phiên 30/09 chỉ còn 13,216 tỷ đồng từ mức 15,211 tỷ đồng ở phiên 29/10. Kể từ đầu tuần, thanh khoản đang trong xu hướng giảm dần và đây cũng là phiên có mức thanh khoản thấp nhất trong 2 tháng vừa qua.

Tóm lại, thị trường vẫn dao động trong xu hướng đi ngang 1 tháng vừa qua, xu hướng thanh khoản giảm trong tuần cuối tháng 9 là điều nhà đầu tư cần lưu ý. Dòng tiền vẫn lựa chọn các cổ phiếu vừa và nhỏ do vậy xu hướng tích lũy của thị trường có khả năng còn tiếp diễn, các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ sự mở cửa của nền kinh tế sẽ là sự lựa chọn cho nhà đầu tư trong thời gian tới.

Tiếp tục duy trì ở mức tiêu cực

CTCK Mirae Asset: Sắc xanh bao phủ trong suốt thời gian phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9. VN-Index đóng cửa tăng nhẹ gần 3 điểm, kết thúc tại mốc 1,342 điểm tương ứng mức tăng 0.21% so với phiên 29/09. Một điểm đáng lưu ý đó là khối lượng và giá trị khớp lệnh trên sàn HOSE ở mức thấp nhất trong 2 tháng vừa qua với giá trị lần lượt đạt 437 triệu đơn vị và 13,197 tỷ đồng.

Áp lực bán ròng của khối ngoại được hạ nhiệt trong phiên 30/09 khi chỉ có hơn 168 tỷ bán ròng được ghi nhận trên HOSEHNX. Trong đó, HPG đứng đầu giá trị bán ròng với hơn 182 tỷ đồng và VCB đứng thứ 2 với gần 78 tỷ đồng. Còn ở chiều mua ròng, VNMHSG được mua ròng với giá trị lần lượt 82 tỷ và 63 tỷ đồng. Điểm số đánh giá kỹ thuật trong phiên 30/09 có phần được cải thiện từ mức -6 lên mức đánh giá -4 điểm, nhưng VN-Index vẫn tiếp tục duy trì trạng thái đánh giá ngắn hạn tiêu cực.

Minh Hồng

FILI

Các tin tức khác

>   VN-Index đang ở sóng 4 Elliott, có thể lên 1,600 - 1,700 điểm trong năm 2022 (30/09/2021)

>   Ngành logistics sẽ dẫn đầu sóng tăng trưởng sau giãn cách? (30/09/2021)

>   Góc nhìn 30/09: Cơ hội tiếp nối đà tăng điểm? (29/09/2021)

>   Góc nhìn 29/09: Tiếp tục tăng điểm? (28/09/2021)

>   Thách thức bủa vây, doanh nghiệp dệt may sẽ đi về đâu? (29/09/2021)

>   Triển vọng ngành dệt may: Cú đấm bồi Covid liệu sẽ tan? (05/10/2021)

>   Góc nhìn 28/09: Có cơ hội hồi phục? (27/09/2021)

>   Mua KBC, HII, PLC có hợp lý? (27/09/2021)

>   Nhóm ngành nào sẽ được hưởng lợi khi nền kinh tế mở cửa trở lại? (27/09/2021)

>   Góc nhìn tuần 27/09-01/10: Giằng co? (26/09/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật