Thứ Năm, 07/10/2021 13:51

Còn nhiều thách thức phát triển dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam

Tại Hội thảo trực tuyến "Future Banking & Diễn đàn Dịch vụ Tài chính" diễn ra sáng ngày 07/10/2021, bên cạnh thuận lợi, TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng đưa ra nhiều thách thức đối với phát triển dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam.

TS. Nguyễn Trí Hiếu

Tại hội thảo, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết trong quá trình phát triển ngành ngân hàng, đi qua 3 giai đoạn là phát triển dịch vụ ngân hàng truyền thống như tiền gửi, cho vay.

Trong giai đoạn đầu tiên nhiều việc thực hiện bằng tay. Cách nay khoảng 50 năm, tất cả ngân hàng đều thực hiện các giao dịch bằng tay.

Giai đoạn 2 là ngân hàng bắt đầu có máy tính, nhiều công đoạn bút toán, kế toán, sổ sách được lưu giữ và thực hiện trên máy tính nhưng hầu hết các giao dịch phần lớn vẫn giữa con người với nhau.

Giai đoạn 3 cũng là bây giờ là ngân hàng kỹ thuật số (digital banking). Có 3 yếu tố đưa chúng ta vào giai đoạn công nghệ số ngân hàng gồm điện thoại thông minh, mạng internet và mạng xã hội (social network)

Trong khoảng 5 năm gần đây, các ngân hàng bắt đầu tăng tốc phát triển công nghệ số. Có nhiều thuận lợi khi áp dụng công nghệ số vào ngân hàng như giao dịch thay vì phải dùng tiền mặt chi trả, chỉ cần điện thoại thông minh chỉ cần quét QR code là có thể thanh toán. Việt Nam có tới 70% người dân có điện thoại thông minh do đó chỉ cần điện thoại thông minh có thể áp dụng nhiều chức năng sinh trắc học, QR code…

Trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra thế này, giao tiếp giữa con người ngày càng giảm thiểu và càng tăng cường giao dịch trực tuyến. Đây cũng là một rào cản cần được quan tâm.

Thứ nhất, nếu sử dụng giao dịch ngân hàng qua công cụ hiện tại, chỉ có khoảng 60% người dân có tài khoản ngân hàng. Nếu 40% người dân Việt Nam còn lại chưa có tài khoản ngân hàng thì giao dịch của ngân hàng còn rất hạn chế.

Thứ hai, việc có nhiều khách hàng bị tin tặc xâm nhập vào tài khoản lấy mất tiền và nhiều rủi ro hệ thống. Nhiều ngân hàng còn sử dụng phần mềm lỗi thời tạo điều kiện cho tin tặc xâm nhập. Do đó nhiều khách hàng chưa tin tưởng vào sản phẩm số của ngân hàng.

Thêm nữa, với các ngân hàng còn sử dụng phần mềm cũ, core banking cũ chưa đầu tư phần mềm mới cũng là một trở ngại. Ở Mỹ, các ngân hàng không đầu tư phần mềm mà có hợp đồng thuê công ty công nghệ, họ có phần mềm hiện đại, cập nhật để cung cấp cho ngân hàng kể cả phần cứng và phần mềm. Ngân hàng không cần phải đầu tư mà chỉ cần thuê. Vì vấn đề bảo mật nên Việt Nam cũng chưa cho phép thuê công ty công nghệ mà server nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam. Do đó, một số công ty công nghệ trong nước có thể xây dựng cung cấp phần mềm riêng cho ngân hàng Việt Nam.

Trở ngại nữa là đa số người dân Việt Nam vẫn còn thói quen dùng tiền mặt, khoảng 80% dân số Việt Nam vẫn dùng tiền mặt như đi chợ, đổ xăng, mua đồ ăn.. trừ một số hoạt động sử dụng thanh toán phi tiền mặt như đi siêu thị, mua vé máy bay…

Trở ngại trong hệ thống ngân hàng là chúng ta chưa có hệ thống chấm điểm tín dụng cho người dân. Ngân hàng dùng hệ thống chấm điểm này để xếp hạng cho vay.

Nói thêm về sản phẩm mới trong chuyển đổi số ngân hàng như ví điện tử và tiền di động, ông Hiếu chia sẻ hiện nay ví điện tử và tiền di động (mobile money) đã được Chính phủ vừa cho phép 3 nhà mạng thực hiện là Mobifone, Viettel, Vinaphone.

Ví điện tử thì đã phổ biến được một thời gian dài, còn tiền di động mà sử dụng rộng rãi thì người dân ở vùng sâu vùng xa chưa có tài khoản ngân hàng vẫn có thể dùng thanh toán.

Tuy nhiên, một lo ngại là chúng ta đang trao cho nhà mạng chức năng tạo tiền mà hiện tại chỉ có ngân hàng đang được phép. "Vậy Chính phủ cần kiểm soát không giao cho nhà mạng chức năng tạo tiền, chỉ được hỗ trợ, chuyển đổi, nếu cho phép nhà mạng được phát hành tiền di động", ông Hiếu khuyến cáo.

Ông Hiếu kết luận những ngân hàng kỹ thuật số, Fintech chỉ là công cụ, không phải là "cây đũa thần" đưa hệ thống ngân hàng Việt Nam ra khỏi lạc hậu, lỗi thời. Ngành ngân hàng phải tạo được lòng tin của người dân. Ngân hàng Nhà nước cần có hệ thống chấm điểm tín dụng cho người dân, dù đã có đề xuất bao năm nay nhưng vẫn chưa thực hiện.

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   Sắp xếp lại quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa (07/10/2021)

>   5 giây gửi tiết kiệm online, cơ hội trúng thưởng lớn (07/10/2021)

>   Mở thẻ tín dụng trực tuyến chỉ trong 5 phút với Sacombank Pay  (06/10/2021)

>   Kết thúc quý 3, tổng tài sản TPBank tăng 35% so cùng kỳ (06/10/2021)

>   Tầm nhìn chiến lược của SHB thông qua các thương vụ M&A và sức hút trong dài hạn (06/10/2021)

>   Ngân hàng muốn sửa quy định bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai (05/10/2021)

>   Kích thích tín dụng cần những giải pháp đột phá (06/10/2021)

>   Sacombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai dịch vụ chuyển tiền nhanh đến thẻ Visa tại nước ngoài  (05/10/2021)

>   Bổ nhiệm nhân sự Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước (05/10/2021)

>   Mở cửa: Doanh nghiệp rất cần tiền để hoạt động (05/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật