Thứ Tư, 18/08/2021 15:14

Khi nào các nền kinh tế có thể phục hồi về mức trước đại dịch Covid-19?

Trung Quốc và Mỹ nằm trong nhóm dẫn đầu toàn cầu về tốc độ phục hồi kinh tế. Trên thực tế, Trung Quốc đã trở lại mức GDP đầu người trước đại dịch ngay từ quý 2/2020...

Bùng phát đầu tiên ở Trung Quốc vào cuối năm 2019, dịch bệnh Covid-19 đã nhanh chóng lan rộng khắp thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu suốt hơn 1 năm rưỡi qua.

Đến nay, trong khi một số nền kinh tế đã trở hoạt động gần như bình thường, một số khác bị tụt lại khá xa phía sau. Sử dụng dự báo từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), biểu đồ dưới đây thể hiện mốc thời gian phục hồi trở về mức GDP đầu người trước đại dịch của một số nền kinh tế.

Theo đó, Trung và Mỹ nằm trong nhóm dẫn đầu toàn cầu về tốc độ phục hồi kinh tế. Trên thực tế, Trung Quốc đã trở lại mức GDP đầu người trước đại dịch ngay từ quý 2/2020. 

Ở chiều người lại, một số quốc gia có thể mất nhiều năm để phục hồi. OECD dự báo Saudi Arabia chưa thể phục hồi mức trước đại dịch cho tới tận quý 1/2024. Trong khi đó, Argentina thậm chí còn chậm hơn, tới tận sau quý 2/2026. 

Hầu các nền kinh tế được dự báo sẽ phục hồi hoàn toàn vào cuối năm 2022. Trong nhóm các nền kinh tế phát triển, Iceland và Tây Ban Nha được dự báo phục hồi chậm nhất, sau năm 2023. 

Nga, Chile, Ấn Độ và Indonesia được dự báo là các nền kinh tế mới nổi phục hồi nhanh nhất khi có thể trở lại mức GDP đầu người trước đại dịch sau quý 2-4/2021. Tuy nhiên, chưa có gì chắc chắn trong bối cảnh các quốc gia đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm biến thể Covid-19 mới. Trong đó, Ấn Độ hứng chịu làn sóng dịch lớn nhất từ trước tới nay vào tháng 5/2021. Còn Indonesia cũng đang là tâm dịch Covid-19 với số ca nhiễm mới liên tục lập kỷ lục mỗi ngày.

Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm vaccine ngừa Covid-19 cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sự phục hồi của các nền kinh tế.

Tỷ lệ tiêm vaccine cao giúp các quốc gia có thể nới lỏng các biện pháp hạn chế, cho phép người dân và doanh nghiệp trở lại cuộc sống bình thường. Song song với đó, tiêm vaccine càng nhanh, các biến thể Covid-19 càng có ít thời gian để tiếp tục biến đổi.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cuộc sống “bình thường” sau đại dịch Covid-19 sẽ không còn như trước. Những tác động của đại dịch toàn cầu này sẽ còn hiện hữu trong các nền kinh tế trong dài hạn. 

Hoài Thu

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền mặt kỷ lục vì lo ngại biến chủng Delta (18/08/2021)

>   Khi nào sẽ đến ngày tận thế? (22/08/2021)

>   Những ổ dịch Covid-19 mới đe dọa các nền kinh tế châu Á (17/08/2021)

>   New Zealand phong tỏa toàn quốc chỉ vì 1 ca nhiễm Covid-19 (17/08/2021)

>   Thủ tướng Ấn Độ công bố kế hoạch hạ tầng 1,350 tỷ USD (17/08/2021)

>   Số tàu container mắc kẹt tại cảng biển Mỹ lên sát mức kỷ lục (17/08/2021)

>   Thái Lan: Cú sốc kinh tế do Covid-19 gây ra nghiêm trọng hơn khủng hoảng tài chính châu Á (17/08/2021)

>   Kinh tế Nhật Bản hồi phục bất chấp làn sóng Covid mới (17/08/2021)

>   Cảng container lớn thứ ba thế giới đóng cửa một phần trong 6 ngày liên tiếp (16/08/2021)

>   Sản xuất và tiêu dùng của Trung Quốc giảm tốc mạnh hơn dự báo (16/08/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật