Thứ Ba, 17/08/2021 10:20

Kinh tế Nhật Bản hồi phục bất chấp làn sóng Covid mới

Dữ liệu cho thấy nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng nhẹ trong quý 2, hồi phục sau đợt suy thoái vào đầu năm, mặc dù các ca nhiễm tiếp tục tăng.

Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới bị suy thoái vào đầu năm do làn sóng lây nhiễm mới buộc Chính phủ phải ban hành những hạn chế khẩn cấp khiến lĩnh vực tiêu dùng bị chậm lại.

Tuy nhiên, bất chấp những lo lắng và hạn chế để ngăn chặn virus liên tục được đưa ra trong hầu hết năm nay, nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng ở mức tốt hơn mong đợi là 0.3% trong 3 tháng (tính đến tháng 6 năm nay), dữ liệu từ văn phòng nội các cho thấy.

Con số đó đã vượt quá kỳ vọng của các nhà kinh tế được khảo sát bởi Bloomberg, khi họ dự báo tăng trưởng quý của nước này chỉ 0.1%.

Dữ liệu do Văn phòng Nội các công bố cũng cho thấy sự điều chỉnh tăng nhẹ trong quý đầu tiên, khi nền kinh tế giảm 0.9%, so với ước tính trước đó là 1.0%.

Nhật Bản đã chứng kiến ​​đợt bùng phát virus nhỏ hơn so với nhiều nền kinh tế phát triển khác, khi chỉ có 15,400 trường hợp tử vong và chưa phải phong tỏa nghiêm ngặt.

Dù vậy, trong phần lớn năm nay, Tokyo và một số khu vực khác đã rơi vào tình trạng khẩn cấp, buộc phải hạn chế việc bán rượu và giờ mở cửa của nhà hàng và quán bar.

Các chuyên gia đã cảnh báo những biện pháp này đang mất đi hiệu quả, với dấu hiệu là các quy định đang ngày càng bị coi thường.

Stefan Angrick, một nhà kinh tế cấp cao tại Moody's Analytics, chuyên phụ trách về Nhật Bản, cho biết tiêu dùng đã chứng tỏ khả năng hồi phục đáng ngạc nhiên, bất chấp những hạn chế chống dịch.

"Nền kinh tế Nhật Bản đã đạt được một số tăng trưởng vừa phải trong quý thứ hai của năm, khi tránh được một đợt suy thoái kỹ thuật nhờ sự kết hợp của tiêu dùng mạnh mẽ hơn và đầu tư kinh doanh", ông viết trong một ghi chú.

"Bất chấp sự cải thiện đó, chúng tôi nghĩ rằng tăng trưởng sẽ vẫn chịu áp lực trong quý thứ ba khi chi tiêu và sản xuất tiếp tục gặp khó khăn trong bối cảnh bị gián đoạn do đại dịch".

Nhật Bản cũng đang bắt kịp các nước có nền kinh tế phát triển khác bằng chương trình vắc xin, dù bắt đầu muộn và chậm hơn nhiều.

Việc triển khai hiện đã tăng tốc và khoảng 1/3 dân số Nhật Bản đã được tiêm phòng đầy đủ nhưng các ca nhiễm vẫn đang ở mức kỷ lục, khi hàng ngày cả nước có đến 20,000 ca trong những ngày gần đây.

Sự gia tăng các ca bệnh, do biến thể Delta dễ lây lan hơn, đã làm mất đi cơ hội hồi phục nhanh chóng và mạnh mẽ nhờ vắc-xin.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng vẫn còn hy vọng trong tương lai gần.

"Sản lượng chỉ tăng nhẹ hơn trong quý 2 và sẽ không tốt hơn nhiều trong quý này vì làn sóng thứ 5 do biến chủng Delta gây ra sẽ kìm hãm chi tiêu của người tiêu dùng. Nhưng với việc triển khai vắc-xin vẫn đang diễn ra nhanh chóng, sự phục hồi mạnh mẽ trong quý 4 vẫn có thể xảy ra", chuyên gia Tom Learmouth của Capital Economics viết.

Ông lưu ý mức tăng 0.8% so với quý trước ở mảng tiêu dùng hộ gia đình đã mạnh hơn kỳ vọng ​​và bù đắp cho phần lớn mức giảm trong quý trước.

Dù vậy, như những gì từ lúc đại dịch bắt đầu cho thấy, sự bất ổn vẫn luôn hiện hữu.

"Với sự tăng vọt những ca bệnh nghiêm trọng, dự báo ‘chi tiêu của người tiêu dùng sẽ tăng trong quý 3’ của chúng tôi hiện đang nghiêng về phía giảm", Learmouth thừa nhận.

Tuy nhiên, ông cho biết tốc độ nhanh chóng của chương trình tiêm chủng hiện nay sẽ giúp Nhật Bản "có cơ hội" hồi phục mạnh mẽ trong giai đoạn cuối năm.

Nhã Thanh (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Cảng container lớn thứ ba thế giới đóng cửa một phần trong 6 ngày liên tiếp (16/08/2021)

>   Sản xuất và tiêu dùng của Trung Quốc giảm tốc mạnh hơn dự báo (16/08/2021)

>   Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đệ đơn từ chức lên Quốc vương (16/08/2021)

>   Chuỗi cung ứng toàn cầu trước áp lực khổng lồ từ biến chủng Delta (16/08/2021)

>   Chuỗi cung ứng châu Á có thể đứt gãy vì đợt bùng phát dịch mới (16/08/2021)

>   'Bong bóng công việc' giúp nhà máy duy trì sản xuất thời Covid-19 (14/08/2021)

>   Chậm tiêm vaccine, kinh tế Nhật Bản sa sút nhất nhóm G-7 (13/08/2021)

>   Ngành vận tải biển trước rủi ro khổng lồ từ biến chủng delta (13/08/2021)

>   Hé lộ cách làm giàu lạ thường từ SPAC của các tỷ phú (17/08/2021)

>   "Sốc tâm lý" do Covid-19: Người Trung Quốc làm việc ít hơn, chi tiêu ít hơn (12/08/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật