Thứ Hai, 12/07/2021 11:48

Trung Quốc chững lại đà hồi phục: Tín hiệu cảnh báo cho kinh tế toàn cầu?

Đà hồi phục hình chữ V của kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu chậm lại, qua đó phát đi tín hiệu cảnh báo tới phần còn lại của thế giới về sự bền vững của đà hồi phục nước họ.

Sự chuyển biến trong triển vọng kinh tế thể hiện rõ trong ngày 09/07, khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại. Mức giảm tới 50 điểm cơ bản của tỷ lệ dự trữ bắt buộc khiến các chuyên gia phải ngạc nhiên.

Dữ liệu ngày 15/07 được cho là sẽ cho thấy tăng trưởng GDP quý 2/2021 của Trung Quốc giảm về 8%, từ mức kỷ lục 18.3% trong quý 1/2021, theo cuộc khảo sát của Bloomberg. Các chỉ báo về doanh số bán lẻ, sản lượng công nghiệp và đầu tư tài sản cố định đều được kỳ vọng sẽ giảm tốc.

“Chắc chắn là sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc sẽ tác động lớn hơn tới nền kinh tế toàn cầu so với 5 năm về trước”, Rob Subbaraman, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu tại Nomura Holdings, cho hay. “Việc Trung Quốc dính dịch đầu tiên và cũng kiểm soát dịch trước tiên cũng có thể ảnh hưởng tới kỳ vọng của thị trường rằng nếu kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt ngay lúc này, các nền kinh tế khác cũng sẽ sớm theo bước”.

Đà hồi phục chậm chạp cũng củng cố cho quan điểm rằng lạm phát giá sản xuất có thể đã đạt đỉnh và giá hàng hóa có thể điều chỉnh thêm.

“Đà giảm tốc của kinh tế Trung Quốc có thể báo hiệu áp lực giảm phát ngắn hạn trên toàn cầu, nhất là đối với nhu cầu kim loại xây dựng và hàng hóa vốn”, Wei Yao, Chuyên gia kinh tế trưởng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Societe Generale, cho hay.

Sự thay đổi về triển vọng phản ánh giai đoạn phục hồi đỉnh điểm của kinh tế Trung Quốc, khi tăng trưởng dần ổn định, theo Bloomberg Economics.

Tại Trung Quốc, câu hỏi lớn vẫn là tại sao doanh số bán lẻ vẫn còn yếu khi mà dịch bệnh đã được kiểm soát. Có khả năng là doanh số bán lẻ sẽ tiếp tục giảm tốc trong tháng 6/2021 khi tâm lý bị đè nặng bởi các biện pháp kiểm soát dịch gần đây, theo Bloomberg Economics.

Dù rằng NHTW Trung Quốc hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng vẫn chưa có tín hiệu cho thấy sự thay đổi trên diện rộng trong cách tiếp cận của các cơ quan điều hành Trung Quốc kể từ khi dịch bệnh ập đến.

Đợt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc một phần “để kiểm soát kỳ vọng” trước khi dữ liệu kinh tế quý 2 được công bố trong tuần này, Bruce Pang, Trưởng bộ phận nghiên cứu vĩ mô và chiến lược tại China Renaissance Securities Hong Kong, cho hay. “Ngoài ra, biện pháp này cũng mang lại khoảng trống về chính sách cho NHTW trong thời gian tới, khi đà hồi phục giảm tốc”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Trung Quốc thiếu điện nghiêm trọng nhất 1 thập kỷ, nền kinh tế bị đe doạ (12/07/2021)

>   Donald Trump vẫn là ứng viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa (12/07/2021)

>   Tăng trưởng có dấu hiệu “hụt hơi”, Trung Quốc bơm gấp 154 tỷ USD vào nền kinh tế (12/07/2021)

>   Chiêu trò lách thuế của các ông chủ đội bóng rổ (11/07/2021)

>   Tiêm vắc xin Sinovac, hàng trăm nhân viên y tế Thái Lan vẫn mắc Covid-19 (11/07/2021)

>   Lạm phát giá thực phẩm tiêu dùng sẽ tăng vào cuối năm 2021 (10/07/2021)

>   Phải loại bỏ các doanh nghiệp “thây ma”! (10/07/2021)

>   Các nước giàu mất 22 triệu việc làm vì đại dịch Covid-19 (09/07/2021)

>   Lạm phát giá sản xuất của Trung Quốc đạt đỉnh trong tháng 6 (09/07/2021)

>   Bloomberg: NHTW châu Âu ấn định mục tiêu lạm phát mới 2% (08/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật