Thứ Bảy, 10/07/2021 10:00

Phải loại bỏ các doanh nghiệp “thây ma”!

Đã quá nhiều lần, các doanh nhân và nhà quản lý sử dụng chiêu bài sa thải hàng loạt nhân viên để nhận lấy các khoản trợ cấp lớn từ phía Chính phủ. Sau đại dịch Covid-19, người lao động nên được quyền quyết định xem liệu các khoản trợ cấp cho công ty của mình làm việc có chính đáng hay không.

* Bài viết thể hiện quan điểm của Luigi Zingales

Nguồn: Project Syndicate

Vấn đề mới xuất hiện trong đại dịch

Khi các nền kinh tế phương Tây phục hồi trở lại từ cuộc khủng hoảng Covid-19 thì các ngân hàng và Chính phủ lại phải đối mặt với một vấn đề mới là làm thế nào đối phó với tình trạng một số doanh nghiệp đang sống nhờ trợ cấp. Một kế hoạch sáng tạo mà ở đó người lao động sẽ làm trung tâm có thể là một phương án khả thi.

Ở Mỹ và Liên minh châu Âu, số lượng các doanh nghiệp phá sản đã giảm trong khoảng 15 tháng trở lại đây trong lúc đại dịch hoành hành, bất chấp suy thoái kinh tế vẫn đang diễn ra tại thời điểm đó. Kết quả tích cực này đến từ việc Chính phủ của các nước phát triển muốn giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch gây ra cho nền kinh tế và các doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ lại không tách biệt được những công ty có triển vọng tích cực với những công ty không còn triển vọng.

Khóa học Online

PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ DÒNG TIỀN THỊ TRƯỜNG

 💡 Khai giảng: 19/07/2021

 💡 Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

Kết quả là vô hình chung quá trình đào thải tự nhiên trong kinh doanh đã bị can thiệp quá mức. Qua đó, những công ty không tốt vẫn tồn tại được nhờ khoản tiền trợ cấp từ Chính phủ. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách ngay bây giờ phải cố gắng giải quyết vấn đề liên quan đến sự tồn tại của các công ty đó. Liệu những công ty này có xứng đáng nhận được sự trợ giúp từ Chính phủ?

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, Chính phủ không thể đột ngột ngừng tất cả các khoản trợ cấp kinh doanh. Vì rằng trong thời kỳ dịch bệnh, nhiều công ty có nền tảng tài chính tốt đã tích cực vay nợ (với tình trạng lãi suất đang ở mức thấp) để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chính vì vậy, việc đột ngột cắt giảm các chính sách ưu đãi sẽ dẫn đến gia tăng số lượng các vụ phá sản không cần thiết trong nền kinh tế.

Hơn nữa, tác động kinh tế và tài chính từ việc cắt giảm các khoản ngay lập tức được coi là hành động tự sát về mặt chính trị đối với bất kỳ Chính phủ đương nhiệm nào. Cú sốc tiêu cực từ GDP sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ thất nghiệp và tình hình tài chính công. Bên cạnh đó, những thiệt hại mà làn sóng phá sản gây ra sẽ làm suy yếu hơn nữa bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Kết quả gần như chắc chắn là sự bất bình từ các cử tri lớn sẽ diễn ra và dẫn đến thất bại ở kỳ bầu cử tiếp theo của Chính phủ đương nhiệm.

Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách không nên tiếp tục giúp đỡ những doanh nghiệp “thây ma”. Việc hỗ trợ như vậy sẽ làm gia tăng chi phí tài chính và kìm hãm sự tăng trưởng năng suất. Sự tăng trưởng này đóng vai trò quan trọng ở các quốc gia phát triển trong việc giải quyết các vấn đề chính trị và các chính sách tài chính. Những tác động gây ra bởi đại dịch lại mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các công ty mới và có những sản phẩm sáng tạo. Nhưng sẽ rất khó để các công ty như vậy thâm nhập vào thị trường và phát triển nếu chúng ta lãng phí quá nhiều nguồn lực vật chất, con người và tài chính để giữ những doanh nghiệp “thây ma” tiếp tục tồn tại.

Hãy trao thêm quyền cho người lao động

Việc tách biệt các công ty khỏe mạnh ra khỏi các công ty dựa vào nguồn trợ cấp để duy trì hoạt động là điều không hề dễ dàng. Cùng với đó, việc phân biệt giữa doanh nghiệp khỏe mạnh và doanh nghiệp không còn khả năng kinh doanh là điều khó khăn trong giai đoạn bình thường thì nay lại càng khó khăn hơn trong bối cảnh hiện tại, khi mà sự không chắc chắn vẫn còn cao về triển vọng kinh doanh do ảnh hưởng của Covid-19 đối với các doanh nghiệp. Nắm bắt được sự quản lý không chặt chẽ từ Chính phủ, doanh nghiệp tư nhân sẽ cố gắng giành lấy khoản tiền hỗ trợ từ Chính phủ. Đây sẽ là một vấn đề khó khăn đối với một Chính phủ vẫn chưa có đủ năng lượng và kinh nghiệm để giải quyết.

Theo tôi thì có một cách khả thi để giải quyết khó khăn này. Nếu bạn muốn đánh giá chất lượng của một học sinh, không có thước đo nào chính xác hơn việc hỏi bạn cùng lớp của học sinh đó. Những bạn học cùng lớp này đã tiếp xúc hàng ngày nên sẽ đưa ra đánh giá chính xác nhất tài năng của học sinh đấy. Theo cách tương tự, không ai có thể đánh giá chất lượng của một công ty tốt hơn nhân viên của chính công ty đó. Do đó, để loại bỏ các công ty "thây ma", Chính phủ nên bắt đầu tạo điều kiện cho các khoản trợ cấp dựa trên sự xác nhận đến từ nhân viên trong công ty đó.

Vấn đề là, không giống như các bạn cùng lớp, nhân viên có động cơ để nói dối. Nếu công ty họ đang gắn bó phá sản thì đồng nghĩa với mất việc. Bởi vì việc chứng thực tốt cho công ty của họ không đem lại bất lợi gì cho họ, cho nên hầu hết có thể sẽ phóng đại về triển vọng tương lai của công ty mình.

Tuy nhiên, vấn đề này có thể được khắc phục dễ dàng với các biện pháp hỗ trợ phù hợp. Theo đó, nếu đa số nhân viên bỏ phiếu giải thể công ty ngay lập tức, nhân viên sẽ nhận được trợ cấp thất nghiệp lâu hơn. Nếu họ bỏ phiếu để tiếp tục, Chính phủ sẽ bơm lượng tiền nhất định để giúp công ty tiếp tục hoạt động. Nhưng nếu sau đó công ty phá sản, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động sẽ bị cắt giảm đáng kể và có thể kéo về con số không

Những người lao động cho rằng công ty không có triển vọng tồn tại sẽ mong muốn nhận được khoản tiền trợ cấp thất nghiệp lâu hơn. Mặt khác, những người tin rằng công ty của họ còn triển vọng phát triển sẽ không gây ra nguy hiểm cho công ty của mình bằng cách bỏ phiếu giải thể.

Nếu được điều Chỉnh phù hợp, một kế hoạch như vậy sẽ có thể tách các doanh nghiệp “thây ma” ra khỏi những doanh nghiệp tốt khác đang chịu ảnh hưởng từ đại dịch. Bằng cách này, Chính phủ sẽ sử dụng các khoản trợ cấp một cách hợp lý hơn. Nên nhớ rằng, ngày hôm nay trợ cấp nhiều hơn thì đồng nghĩa với việc Chính phủ sẽ có ít nguồn lực để giúp đỡ người lao động và doanh nghiệp trong tương lai.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hệ thống này sẽ trao nhiều quyền lực hơn cho người lao động. Bấy lâu nay, các nhà quản lý và điều hành doanh nghiệp đã lấy lý do sa thải hàng loạt làm điều kiện để nhận lấy khoản tiền trợ cấp từ Chính phủ. Nhưng lúc này đã khác, người lao động nên được trao quyền quyết định xem liệu sự trợ cấp này có chính đáng hay không.

Giới thiệu về tác giả

Luigi Zingales sinh năm 1963 tại Padua, Italy. Ông tốt nghiệp cử nhân Kinh tế tại Đại học Bocconi, Miami. Năm 1992, ông nhận bằng tiến sĩ về Kinh tế học từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

Hiện tại, ông đang là giáo sư tại Đại học Chicago Booth School of Business và là tác giả của 2 cuốn sách nổi tiếng là Saving Capitalism from the Capitalists (2003) và Capitalism for the People: Recapturing the Lost Genius of American Prosperity (2012).

Nguồn: The New York Times

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI


Các tin tức khác

>   Các nước giàu mất 22 triệu việc làm vì đại dịch Covid-19 (09/07/2021)

>   Lạm phát giá sản xuất của Trung Quốc đạt đỉnh trong tháng 6 (09/07/2021)

>   Bloomberg: NHTW châu Âu ấn định mục tiêu lạm phát mới 2% (08/07/2021)

>   Nâng lãi suất: Xu hướng đã và đang diễn ra trên toàn cầu (08/07/2021)

>   Các quan chức Fed chưa vội bắt đầu quá trình "siết van" bơm tiền (08/07/2021)

>   Trung Quốc tính giải phóng thêm dự trữ kim loại để ổn định giá (07/07/2021)

>   Đâu là kẻ thắng người thua từ cơn sốt bất động sản trên toàn cầu? (07/07/2021)

>   Cước vận tải container từ châu Á tới Mỹ, châu Âu lại tăng vọt (07/07/2021)

>   Bắc Kinh trấn áp các gã khổng lồ, nhà đầu tư Mỹ có thể thua lỗ lớn (06/07/2021)

>   Các chuyên gia nói gì về động thái tăng lãi suất của nhiều quốc gia trên thế giới (13/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật