Thứ Bảy, 13/03/2021 08:23

Lựa chọn “đầu tàu” kinh tế

​Viettel, MobiFone, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn bưu chính viễn thông (VNPT), Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn và Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) đang được Bộ Kế hoạch - Đầu tư đề xuất tham gia Đề án phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn phát huy vai trò dẫn dắt, mở đường.

* Xây dựng đề án phát triển 7 doanh nghiệp nhà nước tỷ đô cho vai trò 'chim đầu đàn'

Có 7 đơn vị được đề xuất tham gia đề án phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn. Ảnh: Ngọc Thắng

Doanh nghiệp có tổng tài sản trên 20.000 tỉ đồng

7 doanh nghiệp (DN) vừa được đề xuất thuộc 4 lĩnh vực khác nhau. Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) vẫn đưa ra 5 tiêu chí xác định DN nhà nước (DNNN) để thí điểm mô hình mới. Tuy nhiên, tiêu chí về vốn điều lệ đã được thay đổi bằng tổng tài sản và hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Theo đó, để được lựa chọn, các DNNN phải có tổng tài sản trên 20.000 tỉ đồng và ROE (lợi nhuận trên vốn) hơn 6%; có khả năng mở rộng, chi phối thị trường hoặc tăng được thị phần (mức chiếm thị phần từ 30% trở lên) và cần đảm bảo các quy định pháp luật hiện hành về cạnh tranh. Đồng thời, có khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước và mở rộng sang thị trường nước ngoài. DN có hệ thống quản trị tốt trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc quản trị DNNN của OECD (bộ quy tắc quốc tế phổ biến - PV); có năng lực hấp thụ và làm chủ công nghệ mới, công nghệ cao, hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ và khả năng thích ứng, chống chịu của nền kinh tế...

Theo TS Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, về cơ bản các tiêu chí đưa ra để lựa chọn DNNN lớn cũng tương đồng với các tiêu chí xác định các DN lớn nói chung hiện nay về tổng tài sản, lợi nhuận, thị phần… Những tên tuổi được chọn tham gia thí điểm nêu trên cũng được đánh giá cao. “Theo tôi hiểu chủ yếu đề án này muốn tập trung để ưu tiên đầu tư vốn của nhà nước vào một số DN. Chẳng hạn khi cổ phần hóa MobiFone và nhà nước vẫn giữ sở hữu 65% vốn điều lệ thì trong quá trình phát triển, công ty này phải tăng vốn thì nhà nước cũng phải bỏ vốn thêm vào để duy trì được tỷ lệ sở hữu là 65%. Vì hiện nay có nhiều công ty nếu tăng vốn nhưng nhà nước không có tiền để góp vào thì lại bị giảm sở hữu. Còn các chính sách khuyến khích, phát triển thì theo tôi không nên đưa ra những ưu đãi riêng mà các chính sách đó đều áp dụng chung với khối DN tư nhân. Quan trọng là nhà nước vẫn thúc đẩy được một số DNNN lớn mạnh và cùng với những tập đoàn tư nhân sẽ tạo nên được nhiều DN Việt phát triển lớn hơn”, TS Trần Du Lịch chia sẻ.

Đảm bảo tính lan tỏa với nền kinh tế

TS Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, nhận định tiến trình đổi mới cải cách của Việt Nam suốt chục năm qua gắn liền với cải cách khu vực DNNN. Cho đến nay đã có những vấn đề quan trọng làm được nhưng vẫn tiếp tục thực hiện như thay đổi vai trò cung cấp dịch vụ công của DNNN với sự tham gia của DN tư nhân. Thứ hai là minh bạch hơn trong hoạt động của DNNN; đưa vào những nguyên tắc quản trị theo thông lệ quốc tế OECD có bổ sung phù hợp tình hình Việt Nam. Thứ ba là việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước để nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của DNNN. Nhưng vẫn còn một số dự án rất lớn rơi vào tình trạng thua lỗ, thậm chí mất vốn. Vì vậy công cuộc đổi mới này vẫn còn tiếp tục. Tuy nhiên trong bối cảnh mới sẽ có nhiều thách thức, nhất là việc nhìn nhận lại vai trò của DNNN như thế nào.

TS Võ Trí Thành cho rằng cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó Đề án phát triển DNNN quy mô lớn nhằm lựa chọn một số ngành nghề, một số DNNN để tham gia thí điểm phải gắn liền với quan điểm là có cần thiết không? Các công ty đó có làm tốt không? Đề án gắn với xu thế mới, trong bối cảnh mới nhưng vẫn nằm trong lộ trình cải cách, nâng cao chất lượng của DNNN đã thực hiện nhiều năm qua nên phải nhấn mạnh những đơn vị đó có tạo ra được sự sáng tạo đột phá, nhất là tạo ra giá trị có sức lan tỏa đối với phát triển chung của nền kinh tế hay không? Bên cạnh đó, việc thực hiện phát triển đề án vẫn đảm bảo những nguyên tắc cơ bản là sự cạnh tranh trên thị trường và có sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực đó. Đồng thời đáp ứng được các cam kết quốc tế.

Mai Phương

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia (12/03/2021)

>   Nghiên cứu lộ trình đón khách quốc tế trở lại (12/03/2021)

>   Áo gió, cardigan... Việt Nam có nguy cơ bị áp thuế phòng vệ tại Nga, Belarus (12/03/2021)

>   Vốn lưu động là rào cản lớn nhất để doanh nghiệp phục hồi sau Covid? (12/03/2021)

>   Thiếu vật liệu xây dựng, cao tốc Bắc-Nam bị 'ngáng' tiến độ (12/03/2021)

>   "Khẩu vị” M&A của người Thái: “Trồng cây cho người Thái hái”? (12/03/2021)

>   'Bị cáo Đinh La Thăng đi ngược chỉ đạo của Chính phủ' (12/03/2021)

>   Bị cáo Đinh La Thăng không đồng ý cách tính thiệt hại 543 tỉ đồng (12/03/2021)

>   Phát hiện lô dược phẩm nhập lậu khủng của Hàn Quốc (11/03/2021)

>   Những 'ứng cử viên' nào cho đề án thành lập doanh nghiệp nhà nước tỷ USD? (11/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật