Thứ Sáu, 12/03/2021 17:31

Áo gió, cardigan... Việt Nam có nguy cơ bị áp thuế phòng vệ tại Nga, Belarus

Ngày 12.3, Bộ Công thương đưa ra cảnh báo một số sản phẩm dệt may xuất khẩu vào Liên minh Kinh tế Á Âu đã vượt ngưỡng hạn ngạch thuế quan.

Nhiều sản phẩm xuất khẩu vào thị trường EAEU đã vượt ngưỡng quy định. Ảnh: Linh Linh

Cụ thể theo Bộ Công Thương, cơ quan này đã nhận được Công hàm số 14-52 của Ủy ban Kinh tế Á Âu (EEC) thông báo mặt hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU - bao gồm các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) vượt mức ngưỡng hạn ngạch thuế quan ưu đãi nhập khẩu theo quy định tại Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (VN -EAEU FTA).

Cụ thể, nhóm mặt hàng áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy gile, cardigans (mã HS 6110) của Việt Nam xuất khẩu vào EAEU trong năm 2020 đã vượt mức ngưỡng ưu đãi nhập khẩu quy định cho năm 2020 (đạt 1.640.902 kg so với mức quy định là 1.519.373 kg). Phía EAEU mới lưu ý về Nhóm hàng mã HS 6110, tuy nhiên theo thống kê hải quan EAEU thì nhóm váy, đầm, quần áo phụ nữ cũng đã vượt ngưỡng quy định (đạt 414.973 kg so với mức quy định là 382.796 kg).

Mặc dù vượt ngưỡng ở mức thấp, tuy nhiên, theo Hiệp định thương mại VN-EAEU  về biện pháp phòng vệ ngưỡng đối với 12 nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, mặt hàng dệt may đang có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng khi nhập khẩu vào EAEU. Theo đó, tùy thuộc lượng xuất khẩu vượt ngưỡng, các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ bị áp mức thuế MFN trong thời gian 6 tháng hoặc 9 tháng.

Từ tháng 7.2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 824/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”. Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cũng nhiều lần cập nhật Danh sách theo dõi các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại hoặc điều tra gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Danh sách được xây dựng trên cơ sở theo dõi biến động xuất khẩu của những mặt hàng đã bị thị trường xuất khẩu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hoặc các biện pháp hạn chế thương mại khác với nước thứ ba nhưng chưa áp dụng đối với Việt Nam. Tính đến giữa năm 2020, danh sách cảnh báo này được đưa ra với 13 mặt hàng được xác định có nguy cơ cao như gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng xuất khẩu vào Mỹ; Đệm mút xuất khẩu vào Mỹ; Tủ gỗ xuất sang Mỹ; Đá nhân tạo xuất sang Mỹ; Lốp xe tải và xe khách xuất sang Mỹ và thị trường châu Âu…

Mai Phương

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Vốn lưu động là rào cản lớn nhất để doanh nghiệp phục hồi sau Covid? (12/03/2021)

>   Thiếu vật liệu xây dựng, cao tốc Bắc-Nam bị 'ngáng' tiến độ (12/03/2021)

>   "Khẩu vị” M&A của người Thái: “Trồng cây cho người Thái hái”? (12/03/2021)

>   'Bị cáo Đinh La Thăng đi ngược chỉ đạo của Chính phủ' (12/03/2021)

>   Bị cáo Đinh La Thăng không đồng ý cách tính thiệt hại 543 tỉ đồng (12/03/2021)

>   Phát hiện lô dược phẩm nhập lậu khủng của Hàn Quốc (11/03/2021)

>   Những 'ứng cử viên' nào cho đề án thành lập doanh nghiệp nhà nước tỷ USD? (11/03/2021)

>   Vụ Tất Thành Cang và đồng phạm: Cách tính xác định thiệt hại hơn 940 tỉ? (11/03/2021)

>   Ông Đinh La Thăng: 'Không phải bản nhạc nào cũng chỉ có La Thăng'! (11/03/2021)

>   Việt Nam được dự báo là nước sản xuất tôm chủ lực của thế giới (11/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật