Thứ Năm, 11/03/2021 18:11

Những 'ứng cử viên' nào cho đề án thành lập doanh nghiệp nhà nước tỷ USD?

Đề án phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn do Bộ KH&ĐT xây dựng đề xuất 7 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) định hướng phát triển thành doanh nghiệp trị giá tỷ USD ở các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế.

Viettel là một trong những doanh nghiệp đề xuất tham gia đề án. Ảnh minh họa

Bộ KH&ĐT vừa công bố Dự thảo Đề án phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, đặc biệt là tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu nhằm phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng trong thời kỳ mới.

Các doanh nghiệp được đề xuất tham gia đề án gồm: 3 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao (Viettel, VNPT, MobiFone), 2 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo (Tập đoàn Điện lực-EVN và Tập đoàn Dầu khí – PVN); doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cảng biển và logistics là Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn và Vietcombank thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

Các tiêu chí của DN này gồm: Tổng tài sản trên 20 nghìn tỷ đồng, chiếm thị phần từ 30% trở lên, bảo đảm các quy định về cạnh tranh; ROE (lợi nhuận trên vốn) lớn hơn 6; được quản trị tốt trên cơ sở nguyên tắc OECD…

Theo ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các mục tiêu của đề án là củng cố, phát triển một số doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, mở đường, kết nối được với khu vực doanh nghiệp tư nhân; làm chủ được công nghệ; hình thành các chuỗi đổi mới sáng tạo…

Dự thảo đề án cũng đề xuất các chính sách chung, với nguyên tắc phù hợp các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tuân thủ các cam kết quốc tế, không làm méo mó các quan hệ trên thị trường, tạo sự cạnh tranh, bình đẳng và tăng cường minh bạch, công khai của chính sách. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng đổi mới quản lý của chủ sở hữu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhà nước được hoạt động bình đẳng, chủ động và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Về cơ chế riêng với các lĩnh vực, đề án đề xuất cơ chế khuyến khích phát triển dịch vụ số, nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển công nghệ cho Viettel; ban hành cơ chế hỗ trợ việc kết nối các cụm cảng; với lĩnh vực tài chính – ngân hàng, nghiên cứu hoạt động ngân hàng đầu tư (investment banking), hình thành quỹ đầu tư trong đó có đầu tư mạo hiểm…

Quỳnh Nga

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Vụ Tất Thành Cang và đồng phạm: Cách tính xác định thiệt hại hơn 940 tỉ? (11/03/2021)

>   Ông Đinh La Thăng: 'Không phải bản nhạc nào cũng chỉ có La Thăng'! (11/03/2021)

>   Việt Nam được dự báo là nước sản xuất tôm chủ lực của thế giới (11/03/2021)

>   Vụ án Tất Thành Cang và đồng phạm: Trả hồ sơ, đề nghị tiếp tục làm rõ vai trò đồng phạm của Công ty Nguyễn Kim (11/03/2021)

>   Xây dựng đề án phát triển 7 doanh nghiệp nhà nước tỷ đô cho vai trò 'chim đầu đàn' (11/03/2021)

>   Đến năm 2030, điện gió ngoài khơi đạt từ 1,45% đến 2% tổng công suất điện (10/03/2021)

>   Chặn đứng đường dây đưa hàng lậu vào miền Nam tiêu thụ (10/03/2021)

>   Tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng nhận nhiệm vụ ‘mới’ và ‘khó’ trong chuyển đổi số (10/03/2021)

>   Bộ Công Thương hỏa tốc rà soát về phát triển điện mặt trời trên toàn quốc (10/03/2021)

>   Đề nghị tuyên phạt ông Đinh La Thăng 12-13 năm tù, Trịnh Xuân Thanh 21-23 năm tù (10/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật