Thứ Bảy, 13/03/2021 10:14

Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL: Mở đường băng cho vùng đất chín rồng “cất cánh”

Nhằm đánh giá kết quả đạt được sau ba năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP; nhận diện các tồn tại, hạn chế, nguyên nhân; xác định rõ các nhiệm vụ ưu tiên, giải pháp và nguồn lực để đẩy mạnh triển khai  thực hiện Nghị quyết một cách hiệu quả và thực chất trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức Hội nghị lần thứ 3 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể: Giao thông phát triển tới đâu thì kinh tế - xã hội sẽ phát triển theo. Ảnh: VGP/Qiuang Hiếu

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định Giao thông được mệnh danh là mạch máu của nền kinh tế. Giao thông phát triển tới đâu thì kinh tế - xã hội sẽ phát triển theo. Giao thông có chức năng đi trước mở đường cho nền kinh tế. Do đó, trong nhiều nhiệm kỳ qua, đặc biệt là trong nhiệm kỳ 2016-2020, Chính phủ đã tập trung nhiều nguồn lực để phát triển GTVT của khu vực ĐBSCL. Trong Nghị quyết 120, Chính phủ cũng nhìn nhận hệ thống GTVT của vùng ĐBSCL còn yếu kém, chưa tương xứng với  tiềm năng và thế mạnh của vùng. Vì vậy, Chính phủ giao Bộ GTVT và các địa phương trong khu vực 2 nhiệm vụ.

Thứ nhất, điều chỉnh lại quy hoạch giao thông vận tải trong vùng và  đặc biệt là xây dựng kế hoạch trung hạn 2021 – 2025 với tiêu chí là sẽ đầu tư nhiều hơn để hoàn chỉnh hệ thống giao thông của vùng.

Thứ hai, tập trung nguồn lực để chỉ đạo, hoàn thành những công trình trọng điểm, dự án đang triển khai trên địa bàn.

Trong ba năm qua, Bộ GTVT đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương để triển khai hai nhiệm vụ này.

Về quy hoạch, đến thời điểm này, Bộ GTVT đã hoàn thành 5 lĩnh vực quy hoạch giao thông. Trong quá trình làm, Bộ GTVT đã phối hợp với 13 tỉnh thành và cũng yêu cầu các địa phương điều chỉnh quy hoạch giao thông địa phương, kết nối với hệ thống giao thông Trung ương để làm sao có được hệ thống GTVT tốt nhất. Sắp tới, Bộ GTVT sẽ trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch GTVT của vùng và cả nước nói chung.

“Một điểm mới mang tính đột phá là sau khi nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng vùng ĐBSCL cần phải 1 cảng nước sâu, là một cửa ngõ để đưa hàng hoá của vùng ra thế giới cũng như nhập hàng hoá từ thế giới về vùng thông qua 1 cảng của khu vực. Do đó, chúng tôi mạnh dạn đề xuất quy hoạch cảng nước sâu có thể  đón tàu khoảng 100 ngàn tấn. Chúng tôi sẽ xã hội hoá cảng này bằng cách kêu gọi các nhà đầu tư”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh và cho rằng khi có cảng hàng không Cần Thơ và cảng biển này thì khu vực ĐBSCL sẽ có chuyển dịch cơ cấu kinh tế rất tốt, đặc biệt là chuyển một số vùng đất bị nhiễm mặn thành khu vực công nghiệp.

Bộ GTVT đã trực tiếp nhận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự  án trọng điểm trong vùng. Ba năm quachúng ta đã hoàn thành cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống, đường kết nối trung tâm DBSCL (nối Cao Lãnh – Rạng Sỏi) để hình thành một trục mới từ Cao Lãnh đến Kiên Giang, đem lại thế mạnh cho vùng và tạo điều kiện để phát triển kinh tế. Cùng với đó, Chính phủ cũng giành gần 5000 tỷ đầu tư công để khởi công 3 gói thầu từ Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ. Riêng cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ sẽ  được hoàn thành trong năm 2022. Ngoài ra, Bộ GTVT có một số dự án như: Xây dựng cao tốc nối thành phố Cà Mau - Cần Thơ, và cao tốc nối Châu Đốc – Long Xuyên – Cần Thơ và Sóc Trăng.

Kế hoạch đầu tư công 2021-2025 đối với ngành GTVT tại vùng DBSCL, chúng tôi đã thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư là sẽ đầu tư khoảng 57 ngàn tỷ, so với nhiệm kỳ vừa qua là chỉ 29 ngàn tỷ. Mong rằng các tỉnh cùng với Bộ sẽ cố gắng thực hiện tốt kế hoạch để đến 2025, GTVT của vùng ĐBSCL sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn để giúp khu vực chuyển đổi và phát triển bền vững.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Hành trình vào hoàng hôn của đô la Mỹ! (13/03/2021)

>   Sai phạm tại dự án Ethanol Phú Thọ: Viện Kiểm sát buộc tội cứng rắn, bị cáo đối đáp gay gắt (13/03/2021)

>   Lựa chọn “đầu tàu” kinh tế (13/03/2021)

>   Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia (12/03/2021)

>   Nghiên cứu lộ trình đón khách quốc tế trở lại (12/03/2021)

>   Áo gió, cardigan... Việt Nam có nguy cơ bị áp thuế phòng vệ tại Nga, Belarus (12/03/2021)

>   Vốn lưu động là rào cản lớn nhất để doanh nghiệp phục hồi sau Covid? (12/03/2021)

>   Thiếu vật liệu xây dựng, cao tốc Bắc-Nam bị 'ngáng' tiến độ (12/03/2021)

>   "Khẩu vị” M&A của người Thái: “Trồng cây cho người Thái hái”? (12/03/2021)

>   'Bị cáo Đinh La Thăng đi ngược chỉ đạo của Chính phủ' (12/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật