Chủ Nhật, 28/03/2021 13:30

Góc nhìn tuần 29/03-02/04: Duy trì đà điều chỉnh?

BVS dự báo thị trường sẽ có diễn biến điều chỉnh vào đầu tuần 29/03 - 02/04 trước khi hồi phục trở lại về cuối tuần. Vùng 1,150-1,155 điểm vẫn là vùng hỗ trợ quan trọng và có tính quyết định đối với xu thế của thị trường ở thời điểm hiện tại.

Có thể có quán tính tăng điểm

CTCK Asean (Aseansc): Trong phiên giao dịch 26/03, mặc dù có lúc giảm hơn 25 điểm, tuy nhiên lực cầu bắt đáy tăng mạnh đã giúp chỉ số VN-Index thu hẹp đáng kể đà giảm. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 0.89 điểm (giảm 0.08%), đóng cửa ở mức 1,162. Thanh khoản HOSE ở mức hơn 670 triệu cp (giảm 3%), giá trị hơn 15,600 tỷ đồng (giảm 10%). Độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm giá (122 mã tăng/ 339 mã giảm). Về phía nước ngoài, họ mua ròng gần 284 tỷ đồng trên HOSE, tập trung chủ yếu vào CTG, MBB, SSIVRE.

Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến đỏ dài dạng ‘Dragonfly Doji’ tại vùng hỗ trợ 1,150 - 1,160 điểm, là tín hiệu khá tích cực. Điều này cho thấy đà giảm đang tạm thời chững lại. Do đó, Aseansc cho rằng, trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng kháng cự gần 1,170 - 1,180 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1,190 - 1,200 điểm. Trong kịch bản tiêu cực, vùng hỗ trợ gần của VN-Index dự báo ở mức 1,150 - 1,160 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1,130 - 1,140 điểm.

Lực cầu bắt đáy khá mạnh tại vùng hỗ trợ quan trọng 1,150 - 1,160 điểm đã giúp chỉ số VN-Index nhanh chóng thu hẹp đà giảm trong phiên giao dịch 26/03. Đây được xem là tín hiệu khá tích cực. Aseansc dự báo trong phiên giao dịch đầu tuần tới 29/03, VN-Index có thể có quán tính tăng điểm để kiểm định vùng kháng cự 1,170 - 1,180 điểm. Trong kịch bản tích cực, nếu chỉ số có thể vượt qua được vùng kháng cự này, VN-Index có thể quay lại xu hướng tăng trong ngắn hạn. Tỷ trọng danh mục đề nghị theo công thức Kelly: 90% tiền mặt/ 10% cổ phiếu.

Sẽ có điều chỉnh

CTCK Bảo Việt (BVS): Tuần 29/03 - 02/04 tới, thị trường dự báo sẽ có diễn biến điều chỉnh vào đầu tuần trước khi hồi phục trở lại về cuối tuần. Vùng 1,150 - 1,155 điểm vẫn là vùng hỗ trợ quan trọng và có tính quyết định đối với xu thế của thị trường ở thời điểm hiện tại. Do đó, nếu để mất vùng điểm này, xu hướng của thị trường sẽ có chuyển biến theo hướng tiêu cực trong ngắn hạn. Trong kịch bản này, chỉ số có thể lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 1,110 - 1,125 điểm.

BVS khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục ở mức 30 - 40% cổ phiếu. Đối với các nhà đầu tư đang có vị thế tiền mặt lớn, có thể xem xét giải ngân trở lại một phần các vị thế ngắn hạn trong các phiên sụt giảm mạnh của thị trường.

Có khả năng duy trì đà điều chỉnh

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): VN-Index đã giữ được ngưỡng 1,160 điểm trong phiên giao dịch 26/03. Thị trường điều chỉnh mạnh xuống ngưỡng 1,137 vào phiên sáng nhưng nhanh chóng hồi phục trở lại ngưỡng 1,162 điểm trong phiên chiều. Tốc độ hồi phục nhanh như vậy phản ánh hoạt động bắt đáy của các nhà giao dịch. Dòng tiền đầu tư gần như không đổi so với phiên trước khi thị trường có 7/19 ngành tăng điểm. Thanh khoản giảm nhẹ và độ rộng thị trường tiêu cực phản ánh hoạt động chốt lãi ngắn hạn. Khối ngoại quay trở lại bán ròng trên cả hai sàn giao dịch HOSEHNX. Tuy chỉ số đã giữ được ngưỡng 1,160 điểm nhưng VN-Index vẫn có khả năng duy trì đà điều chỉnh trong tuần 29/03 - 02/04 tới.

Không cần mua đuổi nếu giá bật tăng nhanh

CTCK Đông Á (DAS): VN-Index tiếp tục chịu áp lực bán mạnh trong phiên 26/03, tuy nhiên giá xuống thấp đã kích thích lực bắt đáy tham gia mạnh và đẩy giá bật tăng trở lại mức tham chiếu. Khả năng xu hướng giao dịch cân bằng có thể hình thành trong những phiên đầu tuần 29/03, và nhà đầu tư có thể áp dụng chiến lược giao dịch T+ trên danh mục có sẵn để giúp gia tăng hiệu quả đầu tư. Vùng giá cận 1,200 điểm giằng co khá lâu trong thời gian qua đã tạo nên vùng cung tiềm năng mỗi khi thị trường phục hồi, và cần nhiều phiên để hấp thụ lượng cung này, do đó không cần vội vã mua đuổi nếu giá cổ phiếu bật tăng nhanh.

Trên bình diện vĩ mô, mặt bằng lãi suất tiền gửi vẫn ở mức thấp, đồng thời chính sách điều hành kinh tế vẫn hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận sau thời kỳ ảnh hưởng dịch Covid-19. Nhiều doanh nghiệp được dự báo có kết quả kinh doanh quý 1 rất khả quan, đặt biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Nhiều cơ hội đầu tư phía trước và nhà đầu tư nên quản trị rủi ro của danh mục. Nhóm cổ phiếu chú ý quan sát, có khả năng dẫn dắt thị trường trong nhịp tăng sắp tới là nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, cổ phiếu doanh nghiệp ngành bán lẻ và các cổ phiếu doanh nghiệp xuất khẩu.

Minh Hồng

FILI

Các tin tức khác

>   Tiền gửi ngân hàng vẫn là kênh tối ưu (30/03/2021)

>   Góc nhìn 26/03: Khả năng xuất hiện lực bắt đáy? (25/03/2021)

>   Hết thời ý tưởng đầu tư dựa trên tiền rẻ? (25/03/2021)

>   Góc nhìn 25/03: Tích lũy đi ngang? (24/03/2021)

>   Góc nhìn 24/03: Tiếp tục xu hướng điều chỉnh? (23/03/2021)

>   Lo gì khi khối ngoại bán ròng? (23/03/2021)

>   Góc nhìn 23/03: Tích lũy trước ngưỡng 1,200 (22/03/2021)

>   Có nên mua HT1, LTG, NKG? (22/03/2021)

>   Góc nhìn tuần 22-26/03: Chịu áp lực điều chỉnh? (21/03/2021)

>   Góc nhìn 19/03: Chinh phục đỉnh lịch sử 1,211 điểm? (18/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật