Bài học đầu tư từ huyền thoại Bill Miller (kỳ 1)
Sự kết hợp phong cách đầu tư từ Ben Graham, Warren Buffett, John Williams và Charlie Munger tạo nên nhà đầu tư xuất chúng mang tên Bill Miller.
“Giống như nhà đầu tư giá trị thuần túy Benjamin Graham, Miller ngó lơ sự thay đổi thất thường của 'Ngài thị trường'. Hay như huyền thoại đầu tư giá trị Warren Buffett, Miller tìm kiếm lợi thế cạnh tranh đặc biệt của một doanh nghiệp (franchise value) và đó cũng là lý do ông rót vốn vào Amazon. Giống với John Burr Williams, Miller sẵn sàng dự đoán khi tính toán các con số, nhưng cũng tin rằng những con số không nói cho bạn biết tất cả mọi thứ cần thiết trước khi mua cổ phiếu. Tương tự với Charlie Munger, Miller tìm kiếm ý tưởng đầu tư ở khắp mọi nơi”.
Đó là cách Janet Lowe miêu tả về huyền thoại đầu tư giá trị Bill Miller trong cuốn sách “The Man Who Beats the S&P”.
Bill Miller là nhà đầu tư duy nhất đánh bại S&P 500 trong 15 năm liên tiếp và sẽ đi vào lịch sử như một trong những nhà đầu tư giá trị vĩ đại nhất.
Trong năm 2019, quỹ Miller Value Partners – do Bill Miller vận hành – là một trong những quỹ đầu cơ đạt hiệu suất cao nhất trong lịch sử với 119.5%. Bạn không nhìn nhầm đâu và dĩ nhiên, hiệu suất này đánh bại mọi chỉ số.
Bài viết này sẽ đào sâu vào chiến lược của Bill Miller, cách thức ông xem xét các ý tưởng mới, cũng như những suy nghĩ của ông về biên an toàn và giá trị nội tại của doanh nghiệp. Ngoài ra, bài viết cũng đề cập tới những nguyên tắc giúp Miller trở thành một trong những học viên sắc bén nhất của trường phái đầu tư giá trị.
5 nguyên tắc cơ bản hình thành cách tiếp cận của Bill Miller
Quy trình đầu tư của Bill Miller tập trung vào 5 nguyên tắc cơ bản:
1. Định giá
2. Time Arbitrage
3. Đi ngược với đám đông
4. Theo hướng phi truyền thống
5. Linh hoạt
Trong đó, hai nguyên tắc cuối (phi truyền thống và linh hoạt) mang lại sự đặc trưng trong phong cách đầu tư của Bill Miller.
Phi truyền thống: "Trí tò mò, tư duy thích ứng và sáng tạo là những mảnh ghép quan trọng trong quy trình đầu tư của chúng tôi. Đội ngũ chúng tôi sử dụng nhiều nguồn lực phi truyền thống, chẳng hạn như các tạp chí học thuật và khoa học... Việc kết hợp các yếu tố đầu vào phi truyền thống trong quá trình đầu tư và nghiên cứu cho phép chúng tôi xem xét các doanh nghiệp và tình huống từ những góc nhìn mà những người khác không có”.
Linh hoạt: “Các giới hạn, về định nghĩa, luôn luôn gây cản trở tới quá trình đưa ra giải pháp tối ưu nhất. Chiến lược của chúng tôi mang đặc trưng là không bị gò bó vào khuôn khổ, mỗi chiến lược đều cố gắng tối đa hóa tỷ suất sinh lời dài hạn (đã điều chỉnh rủi ro) cho nhà đầu tư”.
Dòng tiền tự do mới là yếu tố quan trọng hơn hết thảy
Trong cuộc phỏng vấn với Motley Fool vào năm 2016, Miller trình bày ngắn gọn quan điểm của bản thân về định giá như sau:
“Giá trị của khoản đầu tư là giá trị hiện tại của dòng tiền mặt tương lai, vì vậy đó là yếu tố quan trọng nhất đối với chúng tôi. Hãy lưu ý tăng trưởng không phải lúc nào cũng tạo ra giá trị. Một công ty có thể tăng trưởng, nhưng nếu không thể thu về nhiều hơn chi phí sử dụng vốn thì tăng trưởng sẽ hủy hoại giá trị. Để tăng trưởng tạo ra giá trị, một công ty phải thu nhiều hơn chi phí sử dụng vốn”.
Theo ông Miller, tỷ suất dòng tiền tự do (free cash flow yield) là thước đo hữu hiệu nhất trong quá trình định giá:
Tỷ suất dòng tiền tự do = dòng tiền tự do/vốn hóa thị trường (FCF/market cap) |
“Chúng tôi cố gắng tìm ra giá trị nội tại của bất kỳ doanh nghiệp nào, tức giá trị hiện tại của dòng tiền tự do tương lai. Bên cạnh sử dụng tất cả thước đo định giá dựa trên kế toán truyền thống như P/E, dòng tiền mặt, giá trị sổ sách…, chúng tôi còn đi xa hơn thế bằng cách cố gắng đánh giá tiềm năng tạo dòng tiền tự do trong dài hạn của một doanh nghiệp thông qua phân tích những thứ như mô hình kinh tế dài hạn, chất lượng tài sản, ban quản lý và lịch sử phân bổ vốn của một doanh nghiệp. Chúng tôi cũng xem xét nhiều kịch bản khác nhau.
Khóa học Online
CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN
Dành cho Nhà đầu tư mới
💡 Khai giảng: 05/04/2021
💡 Ưu đãi lên đến: 60%++
Hotline: 0908 16 98 98
>> Đăng ký ngay
|
Nhìn chung, tỷ suất dòng tiền mặt tự do (FCF/Market Cap) là thước đo hữu hiệu nhất với chúng tôi. Nếu một công ty thu về nhiều hơn chi phí sử dụng vốn, tỷ suất dòng tiền tự do cộng với tăng trưởng sẽ đại diện khá tốt cho tỷ suất sinh lợi kỳ vọng hàng năm.
Theo Miller, tỷ suất dòng tiền tự do cộng với tăng trưởng là một đại diện tốt về tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của một cổ phiếu. Một công ty với dòng tiền mặt dương và giá cổ phiếu bị giảm mạnh sẽ có tỷ suất dòng tiền tự do cao (FCF/Market Cap). Vì giá cổ phiếu đã giảm mạnh, tỷ suất sinh lợi hàng năm (nếu công ty vẫn duy trì dòng tiền tự do dương) sẽ bằng tỷ suất dòng tiền tự do cộng với tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh.
Vậy, điều này áp dụng ra sao trong quá trình đầu tư? Ông Bill Miller sẽ lọc ra các công ty có tỷ suất dòng tiền tự do ít nhất 6% và đây là điểm khởi đầu để ông xem xét các yếu tố khác.
Xét cho cùng, mục tiêu của ông Bill Miller khá đơn giản: Tìm kiếm những công ty có tỷ suất dòng tiền tự do có thể vượt ngưỡng 6-8% của thị trường và cứ nắm giữ miễn là những nhận định của bạn về công ty đó vẫn đúng.
* Đón đọc kỳ 2: Đừng răm rắp làm theo cái mác “đầu tư giá trị”
Vũ Hạo (Lược dịch)
FILI
|