Góc nhìn đầu tư 2021: Ngành điện (Kỳ 3)
Trong năm 2020, nhu cầu ước tính của các nguồn năng lượng như than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên… đều sụt giảm nhưng vẫn tăng trưởng 0.9% đối với năng lượng tái tạo. Đây là một xu hướng của thời đại.
Góc nhìn đầu tư 2021: Ngành điện (Kỳ 1)
Góc nhìn đầu tư 2021: Ngành điện (Kỳ 2)
Điện mặt trời và điện gió dẫn đầu xu thế
Theo báo cáo của Cơ quan Quản lý Thông tin năng lượng Mỹ (US Energy Information Administration - EIA), kinh tế phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và dân số tăng cao dẫn đến nhu cầu năng lượng gia tăng nhanh. Trong khi đó, các nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn dần theo thời gian. Giải pháp phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng đang được nhiều nước quan tâm thực hiện.
Báo cáo World Energy Outlook 2020 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, năng lượng tái tạo, dẫn đầu là năng lượng mặt trời, có thể đóng góp 80% tăng trưởng trong sản xuất điện thập kỷ tới. Trong giai đoạn 2019-2030, công suất điện mặt trời sẽ tăng trưởng trung bình 12% mỗi năm. IEA dự báo điện mặt trời và điện gió tiếp tục dẫn đầu làn sóng tăng trưởng nguồn điện cho đến năm 2040.
Trong năm 2020, nhu cầu ước tính của các nguồn năng lượng như than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên… đều sụt giảm nhưng vẫn tăng trưởng 0.9% đối với năng lượng tái tạo. Đây là một xu hướng của thời đại.
So sánh nhu cầu năng lượng và phát thải CO2 giữa năm 2020 và 2019
Nguồn: World Energy Outlook 2020, IEA
Theo báo cáo Solar’s Future is Insanely Cheap (2020) của Ramez Naan, giá phát điện từ điện mặt trời đã suy giảm ngoạn mục trong vòng 10 năm qua.
Chi phí đầu tư điện mặt trời giảm mạnh từ năm 2010
Nguồn: Solar’s Future is Insanely Cheap (2020), Ramez Naan
Cắt giảm bớt sản lượng điện mặt trời tại Việt Nam
Năm 2020, ông Nguyễn Đức Ninh, Giám đốc Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia cho biết, ngành điện đã chứng kiến sự tăng trưởng đột biến của năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời áp mái. Theo đó, tháng 6 năm 2020, sản lượng điện mặt trời áp mái từ 6,000 MWp đã lên 10,000 MWp. Trong đó, một tuần cuối của năm, con số ghi nhận thêm là 3,000-4,000 MWp.
Trong năm 2020, cơ quan điều tiết phải giảm 365 triệu kWh điện mặt trời không khai thác được. Theo phân tích của ông Ninh, số điện này do quá tải lưới nội vùng, chủ yếu là khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận và một số tỉnh miền trung. Đến nửa cuối tháng 11/2020, do tăng trưởng nóng trang trại điện mặt trời và điện mặt trời áp mái, ngành điện phải thực hiện khoảng 20 lần cắt giảm số giờ do thừa nguồn, tổng sản lượng cắt giảm là 35 triệu kWh. Ngày 27/12/2020 là ngày có công suất cắt giảm lớn nhất.
Nhà máy Điện mặt trời Krông Pa. Nguồn: GEG
Các công ty tiêu biểu
CTCP Điện Gia Lai (HOSE: GEG)
Giá cổ phiếu đang thiết lập trendline tăng ngắn hạn bắt đầu từ tháng 10/2020. Đây sẽ là hỗ trợ gần nhất nếu cổ phiếu xuất hiện điều chỉnh bất ngờ.
Đường SMA 100 ngày cắt lên trên đường SMA 200 ngày. Đường SMA 50 ngày lại đang nằm trên hai đường này nên xu hướng tăng vẫn đang là xu hướng chính của giá cổ phiếu GEG.
Hiện tại, GEG đang test lại ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8%. Nếu vượt hoàn toàn được vùng này thì đà tăng sẽ được củng cố mạnh mẽ.
Nguồn: VietstockUpdater
CTCP Tập đoàn Sao Mai (HOSE: ASM)
Vùng 14,500-15,500 (đỉnh cũ tháng 03/2016) đã bị vượt qua hoàn toàn. Theo lý thuyết phân tích kỹ thuật thì vùng này sẽ là hỗ trợ cho ASM nếu giá xuất hiện điều chỉnh mạnh bất ngờ.
Mục tiêu của nhịp tăng này sẽ là ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8% (tương đương vùng 23,000-24,000).
Khối lượng giao dịch tăng cao trở lại và vượt mức trung bình 20 phiên cho thấy dòng tiền đang chảy vào cổ phiếu này.
Nguồn: VietstockUpdater
Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
|