Thứ Bảy, 06/06/2020 07:11

Dầu tăng hơn 5% trước thềm cuộc họp OPEC+

Dầu tăng giá trong ngày thứ Sáu khi tỷ lệ thất nghiệp tháng 5 của Mỹ đột ngột giảm và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) quyết định sẽ thảo luận sớm hơn vào ngày thứ Bảy để xem xét có nên gia tăng việc cắt giảm sản lượng hay không.

 

Hợp đồng dầu thô Brent tăng thêm 2.07 USD, tương đương 5.2%, lên 42.07 USD/thùng; còn hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ West Texas Intermediate (WTI) tăng 2.14 USD, tương đương 5.7%, đóng cửa tại 39.55 USD/thùng.

Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp của nước này đã giảm đột ngột từ mức 14.7% trong tháng 4 xuống còn 13.3% trong tháng 5.

Dầu Brent đã tăng 17% so với giá đóng cửa phiên thứ Sáu tuần trước và chạm mức cao nhất trong vòng 3 tháng qua, giúp những nước sản xuất dầu như Nga cảm thấy “dễ thở” hơn. Hợp đồng này cũng đã tăng hơn gấp đôi so với thời điểm ngày 22/04 khi giá dầu xuống tới 15.98 USD/thùng. Cùng kỳ, giá dầu WTI cũng đã tăng được 11%.

Giá của hai loại dầu trên đã tăng liên tiếp gần được 6 tuần, nhờ vào sự hỗ trợ từ việc cắt giảm nguồn cung và những tín hiệu cho thấy nhu cầu dầu mỏ đang gia tăng khi các quốc gia nới lỏng lệnh phong tỏa từng được áp dụng nhằm ứng phó với giai đoạn bùng nổ tiếp theo của đại dịch.

“Quyết định của OPEC và sự sụt giảm của tỷ lệ thất nghiệp Mỹ đã thúc đẩy thị trường”, Phil Flynn, Chuyên gia phân tích cấp cao của Price Futures Group tại Chicago, nhận định. “Nếu chúng ta thấy nhu cầu nhiên liệu của ngành hàng không hồi phục, thì chúng ta có thể hy vọng nguồn cung dầu có thể giảm dần từ từ”, ông Flynn phát biểu khi đề cập đến thông báo gia tăng các chuyến bay vào tháng 7 của American Airlines Group.

Bộ trưởng Nhiên liệu Nga cho biết một cuộc hội nghị video giữa các nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu, còn được biết đến với cái tên OPEC+, sẽ được tổ chức vào ngày thứ Bảy (06/06).

Thị trường kỳ vọng các quốc gia chưa đồng ý với thỏa thuận cắt giảm sản lượng sẽ thay đổi quan điểm.

OPEC+ cho biết sẽ họp sớm hơn so với dự kiến ban đầu là vào tuần sau, nếu Iraq và các nước khác cũng đồng ý tuân thủ cắt giảm sản lượng.

Hai nguồn tin từ OPEC+ cho hay A-rập Xê-út và Nga đã đồng ý kéo dài việc cắt giảm sản lượng tới cuối tháng 7, nhưng tin tức từ thủ đô Riyadh cho biết A-rập Xê-út đồng ý kéo dài tới cuối tháng 8.

Nếu như OPEC+ không đạt được thỏa thuận gia hạn cắt giảm sản lượng, thì từ tháng 7 đến tháng 12, dầu chỉ được sản xuất ở mức 7.7 triệu thùng/ngày, như đã thỏa thuận trước đó.

Một yếu tố khác hỗ trợ cho giá dầu là cơn bão nhiệt đới đầu tiên trong mùa đã diễn ra tại Vịnh Mexico của Mỹ. Cơn bão Cristobal được dự kiến sẽ tiến vào trung tâm của vùng vịnh trong tuần này, một khu vực có rất nhiều giàn khoan dầu, và có thể đổ bộ dọc theo những nhà máy lọc dầu tại Louisiana vào Chủ Nhật.

Tuệ Nhiên (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Sau dầu thô sẽ đến lượt giá khí đốt rơi xuống vùng âm? (05/06/2020)

>   Dầu Brent leo dốc 6 phiên liên tiếp (05/06/2020)

>   Giá thép tương lai tại Trung Quốc lên đỉnh 9 năm (04/06/2020)

>   Ngành sản xuất nhiên liệu hóa thạch đang 'rơi xuống đáy' (04/06/2020)

>   Saudi Arabia-Nga đạt thỏa thuận sơ bộ cắt giảm sản lượng thêm 1 tháng (04/06/2020)

>   Dầu nới rộng đà tăng chờ động thái tiếp theo của OPEC+ (04/06/2020)

>   Dầu vọt hơn 3% lên cao nhất trong 3 tháng (03/06/2020)

>   Dầu diễn biến trái chiều (02/06/2020)

>   OPEC+ cân nhắc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 1 đến 3 tháng (01/06/2020)

>   Dầu WTI bứt phá 88% trong tháng 5, chứng kiến tháng tăng mạnh kỷ lục (30/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật