Thứ Ba, 02/06/2020 06:04

Dầu diễn biến trái chiều

Các hợp đồng dầu WTI tương lai quay đầu giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (01/06), khi căng thẳng Mỹ - Trung làm gia tăng lo ngại về triển vọng nhu cầu dầu thô, MarketWatch đưa tin.

Tuy nhiên, hợp đồng dầu Brent tương lai tăng giá sau khi xuất hiện báo cáo cho thấy các nhà sản xuất dầu chủ chốt có thể nhóm họp sớm hơn so với kế hoạch trước đó, và thảo luận về việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng hiện tại.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7 trên sàn Nymex hạ 5 xu (tương đương 0.1%) xuống 35.44 USD/thùng.

Trong khi đó, hợp đồng dầu Brent giao tháng 8 trên sàn Luân Đôn tiến 48 xu (tương đương 1.3%) lên 38.32 USD/thùng.

“Mối lo ngại địa chính trị mới đang làm tăng thêm những rủi ro bất lợi mới đối với thị trường, vốn đang phải đối mặt với mối quan hệ Mỹ - Trung leo thang căng thẳng cùng với tình hình ngày càng nghiêm trọng ở những thành phố lớn của Mỹ”, Robbie Fraser, Chuyên gia phân tích hàng hóa cấp cao tại Schneider Electric, nhận định.

“Mặc dù về mặt tích cực, các báo cáo tin tức chỉ ra rằng nhóm OPEC+ đang tìm kiếm ít nhất một sự gia hạn ngắn hạn về việc cắt giảm sản lượng kỷ lục, vốn nhắm mục tiêu loại bỏ 9.7 triệu thùng/ngày nguồn cung dầu của các thành viên tham gia”, Ông Fraser chia sẻ. “Cũng có những nguồn tin cho hay cuộc họp chính thức của nhóm này có thể dời lên, sang cuối tuần này”.

Nga và các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các đồng minh, được gọi chung là nhóm OPEC+, đang tiến tới thỏa thuận để gia hạn cắt giảm sản lượng hiện tại thêm 1 hoặc 2 tháng, Reuters đưa tin trong ngày thứ Hai. Thông tin này được đưa ra ngay trước thềm cuộc họp của OPEC cùng với các đồng minh, có thể diễn ra vào ngày 04/06, thay vì dự kiến trước đó vào ngày 09-10/06, Reuters cũng cho biết.

Sự kết hợp giữa việc cắt giảm sản lượng trên thế giới và một số sự lạc quan về nhu cầu dầu thô đã giúp thúc đẩy giá dầu thô từ mức đáy vì các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, nhà đầu tư tiếp tục theo dõi mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc với Bloomberg News đưa tin vào ngày thứ Hai rằng Bắc Kinh đã tạm ngừng một số nhập khẩu đậu nành của Mỹ, có khả năng làm leo thang căng thẳng Mỹ - Trung, vốn có thể làm tăng áp lực lên giá dầu nếu nó gây ra ảnh hưởng đối với thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.

Trong khi đó, tình trạng bất ổn dữ dội quanh các thành phố lớn ở Mỹ, dấy lên bởi cái chết của George Floyd khi bị cảnh sát bắt giữ, đã làm tăng thêm sự bất ổn trên thị trường tài chính.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng xăng giao tháng 7 lùi 1.1% xuống 1.0667 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 7 mất 0.7% còn 1.029 xu/gallon.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 7 sụt 4.1% xuống 1.774 USD/MMBtu.

An Trần

FILI

Các tin tức khác

>   OPEC+ cân nhắc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 1 đến 3 tháng (01/06/2020)

>   Dầu WTI bứt phá 88% trong tháng 5, chứng kiến tháng tăng mạnh kỷ lục (30/05/2020)

>   Fed: Tình trạng dư cung dầu toàn cầu có thể kéo dài sang năm 2021 (29/05/2020)

>   Dầu WTI tăng gần 3% dù dự trữ dầu tại Mỹ tăng bất ngờ (29/05/2020)

>   Giá xăng tăng mạnh gần 900 đồng/lít từ 15h ngày 28/05 (28/05/2020)

>   Dầu WTI quay đầu giảm hơn 4% khi Nga cân nhắc nới lỏng cắt giảm sản lượng (28/05/2020)

>   Làn sóng phá sản chuẩn bị ập đến ngành dầu đá phiến Mỹ? (27/05/2020)

>   Giá xăng đến kỳ tăng mạnh, chờ cú vọt chấn động ngày mai (27/05/2020)

>   Dầu WTI vọt hơn 3% khi nhu cầu khởi sắc và sản lượng bị cắt giảm (27/05/2020)

>   Cây xăng treo biển 'hết xăng' (26/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật