Thứ Hai, 11/05/2020 16:00

Quá phụ thuộc vào chuỗi cung ứng châu Á, chính quyền Trump muốn kéo các công ty sản xuất chip về Mỹ

Chính quyền Donald Trump và các công ty bán dẫn đang muốn đẩy mạnh xây dựng nhà máy sản xuất chip mới ở Mỹ khi họ muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung ứng thiết bị công nghệ quan trọng từ châu Á.

Việc xây dựng hàng loạt nhà máy sản xuất chip tiên tiến tại Mỹ sẽ tái định hình ngành bán dẫn, đồng thời đánh dấu sự quay ngoắt 180 độ sau nhiều thập kỷ mở rộng sang châu Á để tận dụng các ưu đãi đầu tư và tham gia vào chuỗi cung ứng vững mạnh tại khu vực này.

* Nikkei: Apple đẩy mạnh sản xuất tại Việt Nam

* Mỹ hối thúc công ty chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc

* Vì virus corona, các công ty đa quốc gia sẽ định hình lại chuỗi cung ứng rời xa Trung Quốc mãi mãi?

Đại dịch Covid-19 làm lộ rõ quan ngại của các quan chức và giám đốc điều hành Mỹ về việc bảo vệ chuỗi cung ứng khỏi sự gián đoạn. Các quan chức Mỹ tỏ rõ sự lo ngại về việc phụ thuộc vào Đài Loan – nơi đặt trụ sở của Taiwan Semiconductor Manufacturing (TSMC), nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới và là một trong số 3 công ty duy nhất có khả năng sản xuất chip tân tiến nhất và nhanh nhất.

Các quan chức thuộc chính quyền Donald Trump đang đàm phán với Intel – nhà sản xuất chip lớn nhất tại Mỹ –  và TSMC để xây dựng nhà máy ở Mỹ, dựa trên nguồn tin thân cận từ Wall Street Journal (WSJ).

“Chúng tôi rất nghiêm túc về điều này”, Greg Slater, Phó Chủ tịch phụ trách vấn đề chính sách và kỹ thuật tại Intel, nhận định.

Ông Slater cho biết kế hoạch của Intel sẽ bao gồm vận hành một nhà máy có thể cung cấp những loại chip tân tiến cho cả Chính phủ và các khách hàng khác.

“Chúng tôi nghĩ đây là một cơ hội tuyệt vời”, ông Slater cho biết. “Thời điểm đã hợp lý hơn và nhu cầu về sản phẩm của chúng tôi cao hơn nhiều so với quá khứ”.

TSMC đã và đang trao đổi với các quan chức tại Bộ Thương mại và Bộ Quốc phòng Mỹ, cũng như Apple – một trong những khách hàng lớn nhất của TSMC – về việc xây dựng nhà máy ở Mỹ, dựa trên nguồn tin thân cận.

Trong một tuyên bố, TSMC cho biết sẵn lòng xây dựng nhà máy ở nước ngoài. “Chúng tôi đang chủ động đánh giá tất cả địa điểm thích hợp, bao gồm cả ở Mỹ, nhưng vẫn chưa có kế hoạch cụ thể”, công ty này nhận định.

Một số quan chức Mỹ cũng quan tâm đến việc hỗ trợ Samsung Electronics mở rộng hoạt động sản xuất chip theo hợp đồng ở Mỹ, dựa trên nguồn tin thân cận. Hiện tại, Samsung đang vận hành một nhà máy sản xuất chip ở Austin (Texas).

“Chính quyền Mỹ rất muốn đảm bảo sự tiên phong của Mỹ về công nghệ”, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết. “Chính quyền Mỹ tiếp tục hợp tác với các bang, các đối tác địa phương và tư nhân, cũng như các đồng minh và đối tác ở nước ngoài, về việc phối hợp về nghiên cứu và phát triển, sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng và các cơ hội phát triển lực lượng lao động”.

Ngày 28/04, Bob Swan, Tổng giám đốc của Intel, đã gửi một lá thư tới các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm bày tỏ sự sẵn lòng hợp tác với Lầu Năm Góc để xây dựng nhà máy sản xuất chip theo hợp đồng.

Việc củng cố hoạt động sản xuất tại nước Mỹ và đảm bảo sự dẫn dắt về công nghệ “trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, xét tới những bất ổn trong môi trường địa chính trị hiện tại”, ông Swan viết trong lá thư.

Lá thư có đoạn: “Chúng tôi hiện nghĩ rằng việc khai thác cách thức để Intel có thể vận hành một nhà máy tại Mỹ nhằm cung ứng hàng loạt thiết bị điện tử siêu nhỏ phục vụ là vì lợi ích của cả nước Mỹ và Intel”.

Những cuộc trao đổi về kế hoạch phát triển nhà máy sản xuất chip đã diễn ra trong một khoảng thời gian dài, nhưng gần đây lại được đẩy mạnh hơn khi chuỗi cung úng châu Á ngày càng mong manh hơn.

Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc “tạo thành bộ ba mà cả nền kinh tế kỹ thuật số Mỹ đang phụ thuộc vào”, theo một báo cáo của Lầu Năm Góc trong năm 2019.

Mỹ đã có hàng tá nhà máy sản xuất thiết bị bán dẫn, nhưng chỉ có Intel đủ khả năng sản xuất chip nhanh nhất và hiệu quả về năng lượng nhất. Tuy nhiên, Intel phần lớn chỉ sản xuất silicon để lắp ráp các sản phẩm của họ.

Trong số các nhà máy sản xuất chip theo hợp đồng cho các công ty khác, chỉ có TSMC ở Đài Loan và Samsung ở Hàn Quốc sản xâuts chip ở kích thước 10 nanometer và thấp hơn.

Nhiều công ty sản xuất chip tại Mỹ, bao gồm Qualcomm, Nvidia, Broadcom, Xilinx và Advanced Micro Devices, phụ thuộc vào TSMC để sản xuất nhiều sản phẩm tân tiến nhất của họ. Ngoài ra, Intel cũng sản xuất chip với TSMC, theo báo cáo thường niên 2019 của TSMC.

Vũ Hạo (Theo WSJ)

FILI

Các tin tức khác

>   Thị trường ô tô lớn nhất thế giới khởi sắc sau 21 tháng lao dốc (11/05/2020)

>   Mối nguy từ những vụ vỡ nợ “ngầm” (11/05/2020)

>   Khủng hoảng kinh tế vì Covid-19 không tệ bằng Đại suy thoái (11/05/2020)

>   Kinh tế Thụy Sĩ sẽ phải mất nhiều năm mới có thể phục hồi (10/05/2020)

>   [Infographics] Các mô hình phục hồi kinh tế thế giới hậu COVID-19 (10/05/2020)

>   COVID-19 đẩy nhiều gia đình Canada vào cảnh nợ nần (10/05/2020)

>   Elon Musk dự định chuyển Tesla khỏi California vì lệnh phong toả (10/05/2020)

>   Kinh tế thế giới tuần qua: Nhiều thông tin đáng buồn (09/05/2020)

>   Cựu chuyên gia kinh tế Nhà Trắng: Dân Mỹ cần thêm tấm séc thứ hai! (09/05/2020)

>   Những công ty giàu lên vì Covid-19 (09/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật