Thứ Bảy, 09/05/2020 11:06

Kinh tế thế giới tuần qua: Nhiều thông tin đáng buồn

Tuần này, dữ liệu kinh tế của các quốc gia thể hiện rõ những thiệt hại từ đại dịch Covid-19 vô cùng khủng khiếp.

Thị trường lao động Mỹ sụp đổ, Anh có thể chứng kiến bước lùi kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thế kỷ và tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tăng vọt. Những diễn biến này lý giải tại sao các quốc gia phát triển phải tung ra các gói kích thích tài khóa khổng lồ, trong khi các nước đang phát triển phải cậy nhờ tới Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Sau đây là một vài biểu đồ phác họa những diễn biến gần đây trên nền kinh tế toàn cầu.

Mỹ

Trong đợt suy giảm việc làm trầm trọng nhất trong lịch sử, các công ty cắt giảm 20.5 triệu việc làm trong tháng 4/2020 và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên mức 14.7%. Đây là mức cao nhất kể từ kỷ nguyên Đại Khủng hoảng (Great Depression) của thập niên 30.

Chỉ số đo lường sản lượng nhà máy của Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) giảm mạnh nhất kể từ năm 1948 trong tháng 4/2020, từ đó khiến số lượng việc làm giảm mạnh. Chỉ số việc làm của nhóm công ty sản xuất giảm xuống mức thấp nhất trong gần 71 năm.

Châu Âu

Tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh ở khu vực Eurozone

Các chính phủ châu Âu không ngần ngại chi ra hàng chuc tỷ USD để ngăn chặn khủng hoảng việc làm. Nhưng cũng vì vậy mà giờ họ lại phải vật lộn với thách thức về kinh tế.

GDP Anh sắp có quý tệ nhất kể từ năm 1706

Nền kinh tế Anh sắp bước vào năm tồi tệ nhất trong hơn 3 thế kỷ, trong đó sản lượng có nguy cơ suy giảm 14%, theo lời cảnh báo từ Ngân hàng Trung ương Anh (BoE). Hôm thứ Năm (07/05), BoE cho biết các lệnh phong tỏa có thể khiến GDP Anh giảm gần 30% so với cuối năm 2019 trong quý này, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng gấp đôi.

Châu Á

Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng trong tháng 4/2020 nhờ xuất khẩu mạnh hơn cho khu vực Đông Nam Á, ngay khi đại dịch Covid-19 kéo giảm nhu cầu toàn cầu.

Thị trường mới nổi

Tài trợ khẩn cấp của IMF

IMF nhất trí giải ngân 1.2 tỷ USD khoản vay cho Kenya và Uganda, nâng tổng mức tài trợ khẩn cấp cho khu vực châu Phi lên 10.4 tỷ USD.

Thế giới

Chỉ số theo dõi tăng trưởng GDP toàn cầu của Bloomberg Economics lại giảm mạnh trong tháng 4/2020, cho thấy nền kinh tế thế giới thu hẹp 4.8%, từ mức giảm 0.8% trong tháng 3/2020 và trái ngược với mức tăng trưởng 4.2% tại thời điểm đầu năm 2020.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Cựu chuyên gia kinh tế Nhà Trắng: Dân Mỹ cần thêm tấm séc thứ hai! (09/05/2020)

>   Những công ty giàu lên vì Covid-19 (09/05/2020)

>   EU cân nhắc kế hoạch tiếp tục đóng cửa biên giới trong 30 ngày nữa (09/05/2020)

>   Thái Lan lạc quan về nền kinh tế sau khi khôi phục hoạt động sản xuất (08/05/2020)

>   Nước Mỹ mất 20.5 triệu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp lên mức 14.7% (08/05/2020)

>   Fed cảnh báo GDP Mỹ có nguy cơ giảm mạnh trong năm 2021 nếu mở cửa kinh tế quá sớm (08/05/2020)

>   Mỹ siết quản lý khẩu trang Trung Quốc (08/05/2020)

>   Mỹ và Trung Quốc đồng ý phối hợp để triển khai thỏa thuận thương mại (08/05/2020)

>   Covid-19 có thể xóa khái niệm 'hàng không giá rẻ' (08/05/2020)

>   Ghế tổng thống của Trump lung lay vì suy thoái kinh tế (08/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật