Thứ Bảy, 09/05/2020 11:23

Cựu chuyên gia kinh tế Nhà Trắng: Dân Mỹ cần thêm tấm séc thứ hai!

Chính phủ Mỹ đã phát khoảng 130 triệu tấm séc “kích thích kinh tế” cho người Mỹ trong tháng qua, nhằm giảm tác động do đại dịch COVID-19 gây ra.

Tuy nhiên, theo Lisa D. Cook, nhà kinh tế học của Đại học Michigan và là cựu chuyên gia kinh tế cấp cao của Hội đồng cố vấn kinh tế Nhà Trắng dưới thời chính quyền Obama, số tiền này - lên tới 1,200 USD cho mỗi người trưởng thành, cộng thêm 500 USD cho mỗi trẻ em phụ thuộc - có giúp ích cho các cá nhân và sự hồi phục kinh tế Mỹ, nhưng không đủ.

Làm cho người Mỹ, đặc biệt là người lao động lương thấp, nhanh chóng có nhiều tiền hơn thông qua các khoản thanh toán di động sẽ giúp tăng chi tiêu và do đó tăng tốc hoạt động kinh tế một cách chóng vánh, bà lập luận. "Một tấm séc được gửi qua đường thư tín vào tháng 9 tới sẽ giúp ích cho chúng ta. Chúng ta cần khẩn trương đưa nhiều tiền hơn vào nền kinh tế bằng cách gửi đi những tấm séc một cách nhanh chóng. Ngoài ra, chúng ta cần cung cấp thêm và cho mọi người biết họ sẽ được hỗ trợ".

Và đây là lý do tại sao bà Cook nghĩ phát nhiều tiền hơn và tăng cường các biện pháp an toàn sức khỏe là cần thiết để giúp nền kinh tế phục hồi.

“Có thêm tiền sẽ giúp việc tiêu dùng được trơn tru”

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ thấp kỷ lục trước khi virus corona tấn công quốc gia này, nhưng tiền lương cũng ở mức thấp kỷ lục. Đó là một trong những lý do chính khiến đại dịch gây ra tác động có sức tàn phá đến thế đối với toàn bộ nền kinh tế Mỹ, bà Cook lập luận. Gần một nửa số công nhân Mỹ, khoảng 53 triệu người, đang kiếm được mức lương trung bình hàng năm khoảng 18,000 USD, theo báo cáo của Viện Brooking phát hành năm 2019.

Các nhóm thu nhập thấp, có nhiều người phụ thuộc vào ngành dịch vụ để có việc làm, bị ảnh hưởng tài chính nặng nhất do đại dịch, theo Cục Dự trữ Liên bang (Fed). “Nhiều người trong số những công nhân này đang được mô tả là ‘rất cần’. Thế thì, chúng ta nên trả lương cho họ theo cách đó”, bà Cook nói.

Chi tiêu tiêu dùng chiếm hơn 2/3 trong tất cả hoạt động kinh tế của Mỹ, bà Cook chỉ ra. Do đó, làm cho người lao động có mức lương thấp nhận được nhiều tiền mặt hơn một cách nhanh chóng để họ có thể chi tiêu nhiều hơn sẽ giúp phục hồi kinh tế.

Rất khó để khiến những người đã bị sốc và thận trọng với tiền vào thời điểm bất ổn này tiêu xài vì có những khoản chi tiêu không lường trước được. Có thêm tiền sẽ giúp việc tiêu dùng trở nên trơn tru”, bà nói.

Mặc dù hầu hết người Mỹ muốn nhận được tấm séc kích thích thứ hai, nhưng theo một cuộc khảo sát vào tháng 4 của WalletHub, có vẻ như không có khả năng họ sẽ được nhận. Một gói kích thích khác sẽ cực kỳ tốn kém và phải được cả Hạ viện lẫn Thượng viện thông qua, rồi sau đó được Tổng thống ký thành luật.

Nhưng nếu Chính phủ không hỗ trợ người Mỹ trong thời kỳ kinh tế khó khăn này, điều đó có thể ảnh hưởng lâu dài đến cách mọi người chi tiêu. “Hãy nghĩ về những người trong cuộc Đại khủng hoảng mà không sử dụng thẻ tín dụng và chỉ sử dụng tiền mặt. Họ đã tiết kiệm rất nhiều và không mua sắm đồ đạc”, Cook nói.

An toàn cũng rất quan trọng cho sự phục hồi kinh tế

Ngoài việc nhận thêm tiền từ Chính phủ, người tiêu dùng cần cảm thấy an toàn để tham gia vào nền kinh tế, Cook nói.

Khoảng một nửa các tiểu bang Mỹ đã bắt đầu mở cửa trở lại. Tiếp tục mở cửa trở lại mà không tiến hành xét nghiệm rộng rãi có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế hơn nữa. “Bạn không muốn trở thành nhà hàng mở cửa sớm, vì nếu ai đó nhiễm virus tại nhà hàng đó thì mọi người sẽ không tự tin bước vào”, Cook lập luận.

Những kết quả không mong đợi đó sẽ đặc biệt có hại cho công nhân, bà nói. “Việc làm thực sự gặp nguy nếu chúng ta mở cửa lại quá sớm mà không có khẩu trang hay các quy chuẩn về giãn cách xã hội. Nếu khách hàng không thể có lại niềm tin để quay lại nhà hàng đó thì mọi người sẽ mất việc. Tôi không tin các doanh nghiệp nhỏ có thể chịu được cú sốc như thế hai lần nếu họ mở cửa sớm”.

Để các doanh nghiệp thành công, họ sẽ phải ưu tiên sức khỏe và sự an toàn, cũng như khuyến khích nhân viên làm điều tương tự. “Tôi đã đi mua cà phê và người pha cà phê không hề mang khẩu trang. Điều đó không khiến tôi tự tin và tôi cảm thấy nơi đó không đáng tin cậy”, bà nói.

Theo bà Cook, xét cho cùng, những gì Tổng thống hoặc Thống đốc nói không quan trọng. Nếu mọi người không cảm thấy an toàn, họ sẽ không đến nhà hàng hay trận bóng đó. “Người dân cần cảm thấy tự tin họ có thể đi làm và tham gia vào nền kinh tế mà không bị bệnh”.

Tóm lại, nền kinh tế mở cửa mà không ai chi tiêu thì có gì tốt đẹp đâu?”, bà nói.

Nhã Thanh (Theo grow.acorns.com)

FILI

Các tin tức khác

>   Những công ty giàu lên vì Covid-19 (09/05/2020)

>   EU cân nhắc kế hoạch tiếp tục đóng cửa biên giới trong 30 ngày nữa (09/05/2020)

>   Thái Lan lạc quan về nền kinh tế sau khi khôi phục hoạt động sản xuất (08/05/2020)

>   Nước Mỹ mất 20.5 triệu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp lên mức 14.7% (08/05/2020)

>   Fed cảnh báo GDP Mỹ có nguy cơ giảm mạnh trong năm 2021 nếu mở cửa kinh tế quá sớm (08/05/2020)

>   Mỹ siết quản lý khẩu trang Trung Quốc (08/05/2020)

>   Mỹ và Trung Quốc đồng ý phối hợp để triển khai thỏa thuận thương mại (08/05/2020)

>   Covid-19 có thể xóa khái niệm 'hàng không giá rẻ' (08/05/2020)

>   Ghế tổng thống của Trump lung lay vì suy thoái kinh tế (08/05/2020)

>   BoE: Kinh tế Anh có thế giảm mạnh nhất trong hơn 3 thế kỷ (07/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật