Chủ Nhật, 10/05/2020 22:00

Kinh tế Thụy Sĩ sẽ phải mất nhiều năm mới có thể phục hồi

Các chuyên gia kinh tế của chính phủ đã dự đoán sự sụt giảm sản lượng kinh tế là -6,7% trong năm nay, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng. Đây sẽ là mức suy giảm tồi tệ nhất kể từ những năm 1930.

Một chợ đường phố được mở cửa trở lại tại Lausanne, Thụy Sĩ, ngày 27/4/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) Thomas Jordan, đại dịch COVID-19 gây thiệt hại từ 11-17 tỷ CHF mỗi tháng, tạo áp lực lên nền kinh tế Thụy Sĩ đến mức phải mất nhiều năm để phục hồi.

Các chuyên gia kinh tế của chính phủ đã dự đoán sự sụt giảm sản lượng kinh tế là -6,7% trong năm nay, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng. Đây sẽ là mức suy giảm tồi tệ nhất kể từ những năm 1930.

Trả lời phỏng vấn tờ SonntagsZeitung ngày 10/5, ông Jordan đã cảnh báo về tình trạng mất việc làm đáng kể và sự xói mòn của sự thịnh vượng sau đại dịch. Nền kinh tế Thụy Sĩ hiện đang hoạt động ở mức từ 70-80% mức bình thường.

Chi phí bảo lãnh cho nền kinh tế bằng nguồn tài trợ của người nộp thuế đã đạt tới 57 tỷ CHF (59 tỷ USD), nhưng con số cuối cùng có thể lên tới 100 tỷ CHF. Điều này sẽ xếp hạng gói cứu trợ Thụy Sĩ là một trong số 20 gói lớn nhất thế giới.

Suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến cho các nhà đầu tư tìm tới đồng CHF làm nơi trú ẩn an toàn, gây áp lực lên ngân hàng trung ương Thụy Sĩ để ngăn chặn đồng CHF tăng giá quá nhanh so với các loại tiền tệ khác.

Đồng CHF mạnh cho thấy những khó khăn lớn hơn đối với các nhà xuất khẩu Thụy Sĩ và ngành du lịch trong nước.

SNB đã áp đặt lãi suất âm và liên tục can thiệp vào thị trường ngoại hối để kìm hãm đồng CHF tăng giá.

Nhưng một số người lo ngại rằng 800 tỷ CHF (811 tỷ USD) chi cho hoạt động này có thể quay trở lại ám ảnh ngân hàng trung ương.

Giáo sư Michael Graff, người đứng đầu dự báo kinh tế vĩ mô tại Viện Kinh tế Thụy Sĩ, nhận thấy rằng đồng CHF đã mạnh lên từ 1,085 CHF/euro vào đầu năm lên mức 1,05 CHF/euro vào giữa tháng Tư.

Ông nói thêm: “SNB sẽ tiếp tục mua ngoại tệ nhiều nhất có thể để giữ đồng CHF ở mức giá thoải mái." Tuy nhiên, SNB nên cẩn thận để không đánh mất uy tín của mình với thị trường.

Phát biểu với tờ Tribune de Genève, ông Jordan cho rằng "nếu không có chính sách tiền tệ của SNB, chúng ta sẽ thấy tỷ giá hối đoái hoàn toàn khác trong tình hình hiện tại."

Nhưng ông Jordan khẳng định ngân hàng trung ương vẫn còn chỗ cho các hoạt động trong cuộc chiến chống giảm phát.

SNB đã tăng cường can thiệp ngoại hối và có thể cắt giảm lãi suất hơn nữa khi đại dịch gây áp lực rất lớn lên đồng CHF.

SNB đã chịu tổn thất nặng nề trong quý 1/2020 với khoản lỗ 38,2 tỷ CHF (39,2 tỷ USD) - mức tồi tệ nhất kể từ khi thành lập vào năm 1907.

Giống như nhiều nền kinh tế phát triển khác, Thụy Sĩ sẽ phải chung sống với những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong một thời gian.

Tố Uyên

Vietnam+

Các tin tức khác

>   [Infographics] Các mô hình phục hồi kinh tế thế giới hậu COVID-19 (10/05/2020)

>   COVID-19 đẩy nhiều gia đình Canada vào cảnh nợ nần (10/05/2020)

>   Elon Musk dự định chuyển Tesla khỏi California vì lệnh phong toả (10/05/2020)

>   Kinh tế thế giới tuần qua: Nhiều thông tin đáng buồn (09/05/2020)

>   Cựu chuyên gia kinh tế Nhà Trắng: Dân Mỹ cần thêm tấm séc thứ hai! (09/05/2020)

>   Những công ty giàu lên vì Covid-19 (09/05/2020)

>   EU cân nhắc kế hoạch tiếp tục đóng cửa biên giới trong 30 ngày nữa (09/05/2020)

>   Thái Lan lạc quan về nền kinh tế sau khi khôi phục hoạt động sản xuất (08/05/2020)

>   Nước Mỹ mất 20.5 triệu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp lên mức 14.7% (08/05/2020)

>   Fed cảnh báo GDP Mỹ có nguy cơ giảm mạnh trong năm 2021 nếu mở cửa kinh tế quá sớm (08/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật