Thứ Hai, 09/12/2019 10:45

Giữ lại ngân sách ít, TP.HCM lại được giao thu nội địa quá cao

Thu ngân sách vượt dự toán nhưng thu nội địa của TP.HCM 2019 ước đạt chỉ 98% so với chỉ tiêu được giao. Lý do theo Sở Tài chính là dự toán vượt khả năng của TP.HCM.

Tờ trình của UBND TP.HCM gửi HĐND TP về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội TP năm 2019 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2020 cho biết thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 412.474 tỷ đồng, đạt 103,3% dự toán, tăng 9% so cùng kỳ.

Trong đó, thu nội địa ước đạt 266.474 tỷ đồng đạt 97,85% dự toán, tăng 9,63% so cùng kỳ; thu từ dầu thô đạt 138,89% dự toán, tăng 2,86% so cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 12,02% so cùng kỳ.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP đánh giá việc hoàn thành vượt kế hoạch thu năm 2019 cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có mức tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, thu nội địa mặc dù tăng 9,63% so cùng kỳ nhưng vẫn không đạt dự toán được giao.

Giao chỉ tiêu vượt khả năng

Đây cũng là vấn đề được đại biểu Phạm Quốc Bảo nêu lên trong phiên thảo luận tại tổ chiều 7/12.

Theo ông Bảo, thu ngân sách vượt dự toán nhưng chủ yếu nhờ xuất nhập khẩu. Bản chất nguồn thu này khó tăng trưởng. Lý do là khi hội nhập sâu vào các hiệp định thương mại tự do (FTA), các dòng thuế quan sẽ giảm dần.

“Thu chính vẫn là thu nội địa. 2 năm liên tục, thu nội địa không đạt dự toán”, ông Bảo nói và đặt câu hỏi cần làm rõ mục tiêu tăng trưởng trong năm 2020. Theo ông, muốn đạt chỉ tiêu thu ngân sách, phải tập trung vào thu nội địa.

Đại diện Sở Tài chính TP.HCM, Phó giám đốc Lê Ngọc Thùy Trang nhấn mạnh cần nhìn vào con số tăng trưởng 9,63% so với cùng kỳ năm trước của thu nội địa dù chỉ tiêu này không đạt dự toán.

“Từ kỳ họp cuối năm ngoái, Sở Tài chính đã báo cáo là Trung ương giao cho TP.HCM số thu nội địa quá cao, vượt khả năng thu của TP”, bà Trang nói.

Phó giám đốc Sở Tài chính phân tích thêm trong thu nội địa, quan trọng nhất là số thu từ khu vực kinh tế chiếm 67,4%. Đây là khu vực tác động rất lớn đến kết quả thu trên địa bàn TP, đồng thời phản ánh sự tăng trưởng, đóng góp của khu vực kinh tế vào phát triển TP.

Phó giám đốc Sở Tài chính TP.HCM Lê Ngọc Thùy Trang phát biểu chiều 7/12. Ảnh: Việt Đức.

Bà Trang cho biết khu vực kinh tế của TP.HCM trong giai đoạn 2011-2019 có mức tăng thu ổn định, bình quân 11,03%. Trong đó, năm 2016 tăng 18,36%, năm 2017 tăng 7,43%, năm 2018 tăng 12,82% và năm 2019 tăng ước tính 8,93%.

Tuy nhiên, mức tăng thu bình quân của khu vực kinh tế Trung ương giao cho TP.HCM bình quân trong giai đoạn 2011-2018 lại lên tới 21,65%. Do đó, thu từ khu vực kinh tế của TP.HCM tăng ổn định nhưng có những năm không đạt dự toán vì được giao chỉ tiêu quá cao.

Đại diện Sở Tài chính cho biết TP.HCM đã nỗ lực vượt qua khó khăn để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách 2019.

Dự toán năm 2020 sát thực tế hơn

Cũng tại phiên thảo luận, bà Trang cho biết khi làm dự toán thu nội địa cho năm 2020, UBND TP.HCM kiến nghị với Bộ Tài chính 3 năm liên tục 2016-2018 Bộ đã xác định số dự toán chưa sát thực tế, quá cao, vượt xa so với tốc độ tăng trưởng về mặt kinh tế của TP.

“Bộ Tài chính lắng nghe ý kiến của TP. Thu nội địa 2020 chỉ giao cho TP tăng 7,22% so với ước thực hiện năm 2019. Năm trước số giao tăng 11% so với ước thực hiện 2018”, bà thông tin.

Phó giám đốc Sở Tài chính cũng cho rằng nguồn thu từ xuất nhập sắp tới sẽ biến động khi thương mại có nhiều diễn biến.

Khi các FTA mới ký kết hoặc kết thúc đàm phán, đó sẽ là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên theo cam kết của Việt Nam, các dòng thuế xuất nhập khẩu cũng sẽ giảm mạnh, tác động đến ngân sách Nhà nước.

Năm 2020, Bộ Tài chính giao dự toán thu từ xuất nhập khẩu của TP.HCM là 115.000 tỷ đồng, giảm 4,96% so với ước thực hiện năm 2019 đạt 121.000 tỷ.

Liên quan đến hoạt động ngân sách, tại kỳ họp thứ 17 khóa IX của HĐND TP.HCM, UBND TP dự kiến trình HĐND thông qua tờ trình về việc kiến nghị Trung ương điều chỉnh lại tỷ lệ điều tiết ngân sách được hưởng.

Theo đề xuất, TP.HCM kiến nghị các cơ quan Trung ương giữ lại tỷ lệ 18% tổng thu ngân sách giai đoạn 2018-2020. Giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ điều tiết là 24%, tăng 6% so với mức hiện nay. Giai đoạn 2026-2030, tỷ lệ điều tiết là 33%, tăng 9% trong 5 năm và bằng mức điều tiết so với năm 2003.

Việt Đức

Zing.vn

Các tin tức khác

>   Thanh niên Hà Nội kiếm 4 triệu USD qua Youtube, cục thuế truy lùng (09/12/2019)

>   EU tính mở rộng danh sách các 'thiên đường trốn thuế' (07/12/2019)

>   Bộ Tài chính dự kiến giảm thuế nhập khẩu thịt gà xuống còn 18% (07/12/2019)

>   Thuế thu nhập cá nhân 'ưu ái' người nước ngoài (05/12/2019)

>   Công ty Đức Khải dẫn đầu danh sách nợ thuế tại TP.HCM (05/12/2019)

>   Thuế thu nhập cá nhân quá tận thu: Thu nhập bình quân thấp, đóng thuế cao (05/12/2019)

>   Một chiếc ô tô nhập khẩu về Việt Nam 'cõng' 14 loại thuế, phí (05/12/2019)

>   Người Việt mua ô tô đắt đến bao giờ?: Thuế, phí 'đè' giá xe (05/12/2019)

>   Nữ 'doanh nhân' điều hành 7 công ty ma bán hơn 2.500 tỷ hóa đơn giả (04/12/2019)

>   Thuế thu nhập cá nhân, bao giờ mới sửa? (04/12/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật