Thứ Năm, 05/12/2019 20:50

Thuế thu nhập cá nhân 'ưu ái' người nước ngoài

Một nghịch lý tồn tại nhiều năm qua quy định về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là người nước ngoài được trừ chi phí đi lại, tiền học phí của con, còn người trong nước không được.

* Thuế thu nhập cá nhân quá tận thu: Thu nhập bình quân thấp, đóng thuế cao

* Thuế thu nhập cá nhân, bao giờ mới sửa?

* Thuế thu nhập cá nhân quá tận thu: Bán phở, xe ôm... bị 'vắt’

Thuế thu nhập cá nhân 'ưu ái' người nước ngoài
Cá nhân kê khai quyết toán thuế. Ảnh: Ngọc Thạch

Người nước ngoài được ưu ái chi phí đi lại…

Chị Thanh (Q.3, TP.HCM) vừa mua vé máy bay khứ hồi TPHCM- Đà Nẵng dịp Tết Nguyên đán năm 2020 với giá hơn 5 triệu đồng, tổng chi cho 2 vợ chồng 1 đứa con hết 15 triệu đồng. Đây là một khoản chi phí không nhỏ đối với gia đình chị trong vô vàn những khoản phải chi trong dịp tết. Thế nhưng những khoản chi phí đi lại của chị Thanh và rất nhiều người ở tỉnh về thành phố làm ăn không được trừ trước khi tính thuế TNCN.

Đáng nói, khoản chi phí đi lại của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam lại được tính vào chi phí trước khi chịu thuế. Cụ thể, theo Nghị định số 65/2013 của Chính phủ quy định không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản như khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần.

Đồng thời Thông tư 11/2013 của Bộ Tài chính còn quy định không tính các khoản phí thanh toán công ty chi trả để phục vụ việc điều động, luân chuyển người lao động nước ngoài theo hợp đồng lao động, tuân thủ lịch lao động chuẩn theo thông lệ quốc tế của một số ngành như dầu khí, khai khoáng vào thu nhập. Ví dụ, ông X là người nước ngoài được nhà thầu dầu khí điều chuyển đến làm việc tại giàn khoan trên thềm lục địa Việt Nam. Theo hợp đồng lao động, chu kỳ làm việc của ông X tại giàn khoan là 28 ngày liên tục, sau đó được nghỉ 28 ngày. Nhà thầu thanh toán cho ông X các khoản tiền vé máy bay từ nước ngoài đến Việt Nam và ngược lại mỗi lần đổi ca, chi phí cung cấp trực thăng đưa đón ông X chặng từ đất liền Việt Nam ra giàn khoan và ngược lại, chi phí lưu trú trong trường hợp ông X chờ chuyến bay trực thăng đưa ra giàn khoan làm việc thì không tính các khoản tiền này vào thu nhập chịu thuế TNCN của ông X.

… đến chi phí học cho con

Ngoài ra, Nghị định số 65 còn không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.

Trong khi đối với người trong nước, người nộp thuế được chiết giảm gia cảnh dành cho người phụ thuộc chỉ là 3,6 triệu đồng/tháng/người. Trong khi thực tế hiện nay, nuôi một đứa con bắt đầu tuổi đi học mầm non cho đến khi vào đại học tốn rất nhiều tiền, đặc biệt ở các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội.

Chị Ngọc An (quận 3, TP.HCM) có hai con đang học lớp 7 và lớp 11 ở trường công chi phí trung bình mỗi tháng gồm tiền học phí, tiền ăn, học thêm môn Anh văn và toán ở những trung tâm trung bình không thấp hơn 14 triệu đồng/tháng. “Mức giảm trừ 3,6 triệu đồng/tháng cho một đứa bé chỉ đủ đóng học phí ở các trường công lập, chưa kể các khóa học thêm, học ngoại ngữ khác. Chi phi thực tế thấp nhất cũng từ 6-7 triệu đồng/tháng, chưa kể ăn uống và quần áo, hoạt động giải trí khác. Trong khi đó, người nước ngoài có con học ở trường quốc tế có học phí cao gấp 5 - 10 lần nhưng vẫn được khấu trừ trước khi nộp thuế TNCN là chuyện lạ lùng”, chị Ngọc An nói. Tương tự, dù chỉ có một bé đang ở tuổi mầm non nhưng theo tính toán của chị Yến (quận 7, TP.HCM), chi phí cho bé không thể thấp hơn 8 triệu đồng/tháng. Đó là chưa kể chi phí khám chữa bệnh mà hầu như tháng nào cũng có.

Luật sư Trần Xoa - Giám đốc Công ty Luật Minh Đăng Quang nhận xét, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài được hưởng ưu ái này nhưng người lao động trong nước thì không được hưởng là không công bằng. Ông Trần Xoa đề xuất mức giảm trừ cho người lao động Việt Nam làm trong nước là 1 triệu đồng/người con, cấp 2 là 2 triệu đồng/người con, cấp 3 là 3 triệu đồng/người con, con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề 4 triệu đồng/người con căn cứ theo đăng ký giảm trừ gia cảnh con của cha hoặc mẹ… Theo ông Trần Xoa hai khoản này được quy định tại Nghị định của Chính phủ (trong luật Thuế TNCN không có nêu) nên chỉ cần Chính phủ sửa đổi.

Mai Phương

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Công ty Đức Khải dẫn đầu danh sách nợ thuế tại TP.HCM (05/12/2019)

>   Thuế thu nhập cá nhân quá tận thu: Thu nhập bình quân thấp, đóng thuế cao (05/12/2019)

>   Một chiếc ô tô nhập khẩu về Việt Nam 'cõng' 14 loại thuế, phí (05/12/2019)

>   Người Việt mua ô tô đắt đến bao giờ?: Thuế, phí 'đè' giá xe (05/12/2019)

>   Nữ 'doanh nhân' điều hành 7 công ty ma bán hơn 2.500 tỷ hóa đơn giả (04/12/2019)

>   Thuế thu nhập cá nhân, bao giờ mới sửa? (04/12/2019)

>   Thuế thu nhập cá nhân quá tận thu: Bán phở, xe ôm... bị 'vắt’ (03/12/2019)

>   Thuế thu nhập cá nhân quá... tận thu (03/12/2019)

>   Thuế chiếm một nửa, không thể có ô tô rẻ, biết rồi nói mãi (02/12/2019)

>   Không ra được bộ SGK, Bộ GD-ĐT dùng hơn 16 triệu USD để làm gì? (30/11/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật