Thứ Ba, 05/11/2019 11:34

RCEP gặp khó khi Ấn Độ muốn rút khỏi thỏa thuận

Các quốc gia châu Á đã tổ chức đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trong ngày thứ Hai (04/11) với hy vọng tiến tới thỏa thuận sau 7 năm đàm phán. Thế nhưng, bây giờ họ lại đối mặt với một rào cản mới khi Ấn Độ cho biết họ định rút khỏi thỏa thuận vì có những điều khoản đi ngược lại với lợi ích của Ấn Độ.

Deepak Sharma, Phát ngôn viên của nhóm chủ nghĩa dân tộc có ảnh hưởng tại Ấn Độ, cho biết kết quả trên là “một sự thừa nhận về lợi ích của toàn bộ người dân Ấn Độ”. Nhóm này đã tăng cường kêu gọi Thủ tướng Narendra Modi rút Ấn Độ khỏi thỏa thuận RCEP.

Một tuyên bố chung của 16 quốc gia tham gia vào thỏa thuận RCEP cho biết 15 nền kinh tế đã “khép lại các cuộc đàm phán về 20 chương của văn bản thỏa thuận và tất cả vấn đề về tiếp cận thị trường” và sẽ thực hiện rà soát về pháp lý trước khi chính thức ký kết vào năm 2020.

Thế nhưng, “Ấn Độ có nhiều vấn đề quan trọng vẫn chưa được giải quyết”, trích từ tuyên bố chung. “Tất cả quốc gia tham gia vào RCEP sẽ phối hợp để giải quyết những vấn đề này theo một cách làm hài lòng các bên. Quyết định cuối cùng của Ấn Độ sẽ phụ thuộc vào giải pháp đối với các vấn đề này”.

Thỏa thuận RCEP là chủ đề chính của hội nghị thượng đỉnh Hiệp hôi Các nước Đông Nam Á (ASEAN) kéo dài 3 ngày và các cuộc họp liên quan khác ở tỉnh Nonthaburi của Thái Lan – vốn đã kết thúc trong ngày thứ Hai (04/11). Các nhà đàm phán đã làm việc cật lực trong nhiều tuần qua để cố hoàn tất thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN, nhưng Ấn Độ lại đưa ra những yêu cầu mới, dựa trên nguồn tin thân cận.

Được biết, 16 quốc gia tham gia vào RCEP bao gồm 10 quốc gia thuộc ASEAN và các đối tác quan trọng của họ là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand.

Trước đó, truyền thông Ấn Độ đưa tin rằng Thủ tướng Narendra Modinói với các nhà lãnh đạo từ các quốc gia tham gia RCEP rằng “cả bùa hộ mệnh của Mahatma Gandhi và lương tâm của tôi không cho phép tôi tham gia vào RCEP”.

“Khi tôi tính toán thỏa thuận RCEP về mặt lợi ích của người dân Ấn Độ, tôi không có một câu trả lời tích cực”, ông Modi cho biết.

Vijay Thakur Singh, quan chức hàng đầu phụ trách các vấn đề châu Á của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, cho biết “việc tham dự vào các cuộc đàm phán về RCEP một cách đầy thiện chí và thương lượng cật lực với cái nhìn rõ ràng về lợi ích của chúng tôi, Ấn Độ tin rằng việc không tham gia vào thỏa thuận là một quyết định đúng đắn cho Ấn Độ”.

Henry Gao, Giảng viên luật tại Đại học Quản lý Singapore và tập trung vào luật thương mại quốc tế, cho biết thiếu vắng Ấn Độ, RCEP thậm chí còn đáng giá hơn đối với 15 nước còn lại.

Ông dẫn ra hai lý do: “Tham vọng thấp” của Ấn Độ đối với thỏa thuận và mức độ hội nhập cao giữa các quốc gia Đông Nam Á và Đông Á – vốn là những quốc gia tham gia vào RCEP.

“Siêu thỏa thuận thương mại như RCEP sẽ chỉ đẩy nhanh tiến trình hội nhập và đẩy mạnh tăng trưởng thương mại và kinh tế trong khu vực”, ông nói.

Những cụm từ để mô tả tiến triển đàm phán đã được theo dõi sát sao vì nó cần có sự thông qua của tất cả quốc gia tham gia vào RCEP, nó cũng phản ánh đúng quan điểm của 16 quốc gia thành viên.

Năm ngoái, Singapore – với tư cách chủ trì hội nghị thượng đỉnh ASEAN – đã đẩy mạnh việc hoàn tất thỏa thuận, nhưng cuối cùng thì tuyên bố chung chỉ nói rằng đàm phán về RCEP đạt được “tiến triển to lớn”.

Truyền thông Ấn Độ dẫn lại các nguồn tin từ Chính phủ cho biết việc bảo vệ không đầy đủ trước sự gia tăng nhập khẩu của thỏa thuận, khả năng lách luật về nguồn gốc xuất xứ và thiếu sự đảm bảo đáng tin cậy về khả năng tiếp cận thị trường cũng như rào cản phi thuế quan khiến Ấn Độ khó lòng chấp nhận.

Các nỗ lực đàm phán điên cuồng – kéo dài đến đêm ngày Chủ nhật (03/11) cũng không thể đưa Ấn Độ về gần với 15 quốc gia còn lại.

Những chuyên gia có cái nhìn tiêu cực về RCEP của Ấn Độ cho rằng thỏa thuận sẽ gây tác động tiêu cực đến Ấn Độ. Hiện Ấn Độ đang có thâm hụt thương mại với 15 quốc gia kia.

Sự phản đối quyết liệt nhất đến từ các ngành đã được Chính phủ bảo vệ từ lâu, như ngành sữa. Những người trong ngành sữa lo sợ rằng họ sẽ bị tác động cực kỳ nặng nề vì theo RCEP, thuế quan đối với sản phẩm của Australia và New Zealand sẽ thấp hơn.

Vương Đông (Thep SCMP)

FiLi

Các tin tức khác

>   Vì sao Fiat Chrysler sáp nhập với Peugeot? (06/11/2019)

>   Mua bán khách sạn tăng 30% (05/11/2019)

>   Người Trung Quốc 'tẩy chay' hàng Mỹ vào Lễ Độc thân (04/11/2019)

>   Quan chức Mỹ lạc quan về thương mại, ông Trump muốn ký thỏa thuận ở Mỹ (04/11/2019)

>   Thặng dư thương mại của Hàn Quốc với Mỹ thu hẹp đáng kể (03/11/2019)

>   "Vàng trắng" châu Âu trị giá hàng tỉ đô (03/11/2019)

>   Tôm hùm Mỹ lao đao vì thuế của Trung Quốc (02/11/2019)

>   Vợ chồng ông Trump bỏ đăng ký thường trú ở New York... vì bị đối xử tệ (01/11/2019)

>   Cuộc suy thoái của Hồng Kông đáng sợ hơn nhiều so với dự báo (01/11/2019)

>   Trung Quốc hoài nghi về khả năng tiến tới thỏa thuận thương mại dài hạn với Mỹ (01/11/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật