Thứ Ba, 26/11/2019 09:16

Làn sóng nới lỏng tiền tệ sẽ khiến dòng vốn trở lại với cổ phiếu?

Theo đánh giá Trung tâm Phân tích & Tư vấn đầu tư SSI, dòng vốn đổ vào thị trường dương 3 tuần liên tiếp sau khi Fed cắt giảm lãi suất lần thứ 3. Chính sách nới lỏng tiền tệ khiến lượng vốn giá rẻ tràn ngập là nguyên nhân chính khiến dòng vốn trở lại với cổ phiếu. Tuy nhiên, vẫn cần thận trọng bởi nguồn vốn chủ yếu đổ vào các quỹ đầu tư có thể vào nhanh mà ra cũng nhanh.

Tín hiệu đảo chiều của dòng vốn

Sau khi hút vốn mạnh trong năm 2017, các quỹ đầu tư cổ phiếu vẫn giữ chân được dòng vốn trong gần hết năm 2018. Tuy vậy, sức ép của lần tăng lãi suất thứ 4 trong tháng 12/2018 đã khởi đầu cho sự dịch chuyển dòng vốn từ cổ phiếu sang trái phiếu.

Trong 11 tháng kể từ tháng 12/2018 đến tháng 10/2019, đã có 277 tỉ USD rút khỏi các quỹ đầu tư cổ phiếu trên toàn cầu. Đây là đợt rút vốn mạnh nhất và kéo dài nhất của cổ phiếu trong vòng 4 năm trở lại đây.

Để ứng phó với sự giảm tốc của nền kinh tế Mỹ do cuộc chiến thương mại gây ra, Fed đã chuyển hướng chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng với 3 lần hạ lãi suất từ tháng 7. Sau mỗi lần Fed giảm lãi suất, các quỹ đầu tư cổ phiếu đều ghi nhận có inflow, tuy nhiên, phải đến lần giảm thứ 3 vào cuối tháng 10, dòng vốn vào cổ phiếu mới ghi nhận dương 3 tuần liên tiếp.

Làn sóng nới lỏng tiền tệ lan rộng, dòng tiền quay về với cổ phiếu

Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc bất chấp các nỗ lực chống đỡ của Chính phủ. Mặc dù đánh đổi lạm phát và rủi ro của hệ thống tín dụng để kích thích tăng trưởng, nguy cơ suy thoái kinh tế của Trung Quốc vẫn ngày càng rõ ràng hơn.

Làn sóng nới lỏng tiền tệ lan rộng với tổng cộng 139 đợt giảm lãi suất của các Ngân hàng Trung Ương (NHTW) từ đầu năm đến nay, trong đó có một số NHTW giảm tới 3 - 4 lần. Lãi suất tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan đang ở mức thấp kỷ lục trong lịch sử. 

Một lượng lớn trái phiếu chính phủ (TPCP) được các NHTW mua lại để tăng lượng cung tiền ra thị trường. Trong khi đó, rủi ro gia tăng khiến các nhà đầu tư tìm đến thị trường cổ phiếu (TPCP) nhiều hơn và khiến cho lợi tức TPCP giảm rất sâu trong năm 2019 và đang ở vùng thấp nhất lịch sử.

Thị trường ngoại hối đang chịu áp lực từ quá nhiều biến động khó lường của chiến tranh thương mại, Brexit, các diễn biến địa chính trị…

Trong bối cảnh đó, cổ phiếu nổi lên là kênh đầu tư có tiềm năng trong các kênh đầu tư truyền thống. Nới lỏng tiền tệ khiến lượng vốn giá rẻ tràn ngập, chi phí vốn thấp làm tăng mức chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư khi cân nhắc chiến lược phân bổ tài sản.

Vẫn phải thận trọng với rủi ro dòng vốn đảo chiều trở lại

Niềm tin vào các nỗ lực trong cải thiện quan hệ thương mại với Trung Quốc trước kỳ bầu cử 2020 của Mỹ và thời kỳ vốn rẻ tràn lan trên toàn cầu đã thúc đẩy các nhà đầu tư quay trở lại với cổ phiếu. Tuy nhiên, dòng vốn tăng thêm 4 tuần vừa qua ở EM tập trung nhiều vào các quỹ đầu tư toàn cầu và phần nhiều đổ vào thông qua các ETF nên dòng vốn vào nhanh nhưng cũng có thể ra nhanh.

Chiến tranh thương mại vẫn là rủi ro lớn nhất có thể làm đảo chiều dòng vốn; bất kỳ tín hiệu tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng có thể tác động mạnh đến xu hướng vốn vào các thị trường mới nổi.

Dòng vốn ETF và giao dịch khối ngoại tại thị trường Việt Nam diễn biến trái chiều trong 2 tháng trở lại đây

Trong 2 tháng trở lại đây, dòng vốn đầu tư vào quỹ ETF ra vào đan xen nhưng inflow vẫn có phần nhỉnh hơn. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) lại bán ròng khá lớn trên cả 3 sàn (1,583 tỷ đồng trong tháng 10 và 950 tỷ đồng từ đầu tháng 11). Đây phần nhiều là hoạt động tái cơ cấu của các quỹ đầu tư chủ động, từ đó tạo sức ép lên thị trường.

Với những diễn biến mới của dòng vốn toàn cầu trong thời gian gần đây và với giả định không có những biến động bất ngờ như đổ vỡ của đàm phán thương mại Mỹ - Trung, dòng vốn nước ngoài, trong đó có dòng vốn ETF được hy vọng sẽ tích cực hơn, từ đó tạo sự nâng đỡ cho chỉ số trong thời gian cuối 2019, đầu 2020.

Như Xuân

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 26/11: Dao động quanh 980 - 990? (25/11/2019)

>   Chọn cổ phiếu cho tuần cuối tháng 11 (25/11/2019)

>   Góc nhìn tuần 25-29/11: Thị trường sẽ sớm cân bằng? (24/11/2019)

>   VN-Index đang hình thành xu hướng đi xuống?  (23/11/2019)

>   Góc nhìn 22/11: Thị trường sẽ sớm hồi phục? (21/11/2019)

>   Góc nhìn 21/11: Bắt đáy ở vùng hỗ trợ quanh 1,000 điểm? (20/11/2019)

>   VDSC: Đường cong lãi suất dốc lên và niềm tin trở lại (20/11/2019)

>   Hạ trần lãi suất giúp tiết giảm nguy cơ khủng hoảng do bong bóng tài sản (21/11/2019)

>   Góc nhìn 19/11: Rủi ro đã giảm, nhịp tăng mới đang mở ra? (19/11/2019)

>   Hạ trần lãi suất huy động sẽ tác động thế nào lên thị trường chứng khoán? (20/11/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật