Thứ Tư, 20/11/2019 09:00

Hạ trần lãi suất huy động sẽ tác động thế nào lên thị trường chứng khoán?

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ra thông báo về việc điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tối đa bằng VNĐ của tổ chức, cá nhân tại các tổ chức tín dụng. Đi kèm với đó là quyết định giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn với các lĩnh vực ưu tiên bằng VNĐ.

* Giảm lãi suất – Vì sao chọn thời điểm này?

* Những ngân hàng đầu tiên giảm lãi suất cho vay

* Nhiều ngân hàng bất ngờ giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm

Chứng khoán sẽ tích cực?

Trao đổi với người viết, ông Hoàng Công Tuấn - Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Vĩ mô của CTCK MBS nhận định việc giảm trần lãi suất huy động sẽ có tác động đến lãi suất thị trường nếu ngân hàng thương mại có nhu cầu huy động ngắn hạn với lãi suất cao hơn lãi suất trần.

Tuy nhiên, nhìn chung hiện tại nhu cầu cần thiết đối với các ngân hàng là nguồn vốn huy động dài hạn chứ không phải ngắn hạn do áp lực đáp ứng chuẩn Basel II. Nguồn vốn ngắn hạn trong hệ thống ngân hàng hiện tương đối dồi dào do đó các ngân hàng không có nhu cầu cấp thiết huy động ngắn hạn.

Theo ông Tuấn, việc điều chỉnh sẽ không có tác động gì nhiều đến thị trường về mặt bản chất đây chỉ là một tín hiệu điều hành của NHNN nước. Trong thời gian tới nếu các yếu tố tỷ giá, lạm phát tiếp tục ổn định, NHNN sẽ tiếp tục đi theo định hướng nới lỏng một cách thận trọng.

Trước các yếu tố này, ông Tuấn đánh giá thị trường chứng khoán sẽ có phản ứng tích cực. Trong thời gian tới, NHNN sẽ điều hành từ tốn, thận trọng và rất hài hòa. Việc hạ mặt bằng lãi suất là tín hiệu cho thấy sự ổn định của các yếu tố vĩ mô như tỷ giá, lạm phát…

Về việc hạ trần lãi suất cho vay, vị chuyên gia đánh giá hệ thống ngân hàng đang có khả năng tái cơ cấu ổn nên không cần NHNN điều chỉnh các NHTM cũng sẽ dần dần giảm lãi suất cho vay.

Một nghịch lý gần đây là lợi suất trái phiếu chính phủ hiện đang giảm sâu cho thấy kỳ vọng chung của giới đầu tư về các yếu tố vĩ mô ổn định. Đây là tín hiệu cho mặt bằng lãi suất giảm xuống. Việc đưa ra quyết định giảm trần lãi suất của NHNN là một động thái đi trước thị trường.

Câu chuyện nằm ở lãi suất huy động dài hạn

Theo ông Tuấn, nhìn chung, các ngân hàng đều sẽ tiến hành điều chỉnh lãi suất ngắn hạn theo mặt bằng lãi suất mới. Tình hình lãi suất của các ngân hàng sẽ có sự phân hóa về lãi suất dài hạn. Nguyên nhân cốt yếu vẫn đến từ việc áp dụng chuẩn Basel II, yêu cầu ngân hàng phải tăng vốn chủ sở hữu hoặc tăng vốn huy động dài hạn. Khả năng tăng vốn nhìn chung là không hề đơn giản vì cần phải theo lộ trình, kế hoạch nên việc huy động vốn dài hạn sẽ được ưu tiên hơn.

Trong khi đó hệ thống ngân hàng đang dần giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn xuống cho thấy nhu cầu huy động vốn ngắn hạn không cao. Các ngân hàng lớn sẽ có sự điều chỉnh về lãi suất huy động dài hạn. Trong khi đó các ngân hàng nhỏ cho vay dài hạn nhiều trong các năm trước hiện nên sẽ chịu áp lực lớn về cạnh trạnh lãi suất huy động.

Kết quả kinh doanh nhóm ngân hàng sẽ ra sao?

Liên quan tới hoạt động kinh doanh của nhóm ngân hàng, ông Tuấn cho rằng việc áp trần lãi suất mới sẽ ảnh hưởng phân hóa đối với nhóm ngân hàng. Các ngân hàng lớn vẫn đang có mức lãi suất huy động khá thấp, áp lực từ việc áp mức trần mới không nhiều. Một số ngân hàng nhỏ sẽ chịu áp lực cao hơn do dùng tiền huy động với lãi suất huy động cao trước đây cho vay với lãi suất thấp hơn làm biên lợi nhuận sụt giảm.

Cũng theo báo cáo liên quan của MBKE, các ngân hàng thương mại lớn đều đang có nguồn vốn huy động dồi dào nhưng vẫn cần phải duy trì lãi suất huy động ở mức cao vừa phải để giữ khách hàng gửi tiền trong tình trạng cạnh tranh với các ngân hàng nhỏ hơn (có thể áp dụng lãi tiền gửi trên 8%). Cần lưu ý rằng mức độ cạnh tranh của thị trường ngân hàng vẫn cao và khác hàng gửi tiền vẫn ưu tiên lãi suất tiền gửi cao mà chưa để tâm nhiều tới rủi ro mất tiền. Do đó, mức độ cạnh tranh lãi suất huy động vẫn sẽ cao.

Vì thế, việc NHNN hạ trần lãi suất tiền gửi sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng lớn hạ lãi suất cho vay mà không làm ảnh hưởng biên lợi nhuận.

Lấy ví dụ trường hợp Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) công bố quyết định giảm đồng loạt 0.5%/năm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu bằng VNĐ của doanh nghiệp, cho giai đoạn 01/11/2019 – 31/12/2019.

Việc giảm lãi suất này được sẽ có tác động trực tiếp tới trên 320 nghìn tỷ đồng dư nợ của Vietcombank và lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm 260 - 300 tỷ đồng trong 2 tháng cuối năm. Tuy nhiên, trước đó, lãi suất huy động của VCB cũng đã được điều chỉnh giảm 0.2% theo xu hướng của thị trường. Việc lãi suất huy động điều chỉnh giảm cũng sẽ tác động giúp lợi nhuận của VCB tăng khoảng 160 tỷ đồng. Do vậy tác động của việc giảm lãi suất cho vay đến lợi nhuận của VCB trong quý 4 được đánh giá là không đáng kể.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 19/11: Thị trường sẽ sớm hồi phục trở lại (18/11/2019)

>   VEA, ACB, DHG và FRT còn hấp dẫn? (18/11/2019)

>   Thị trường được dự báo tích cực trong năm 2020, cổ phiếu bất động sản có đáng đầu tư? (18/11/2019)

>   Góc nhìn tuần 18/11 - 22/11: Điều chỉnh giảm trong ngắn hạn và cả dài hạn? (17/11/2019)

>   Góc nhìn 15/11: Nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường hạ nhiệt? (14/11/2019)

>   Góc nhìn 14/11: Tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn? (13/11/2019)

>   SSI Research: Chứng khoán duy trì xu hướng đi ngang và nhích tăng đến hết năm (13/11/2019)

>   Góc nhìn 13/11: Trở lại nhịp tăng? (12/11/2019)

>   VNDirect: Tâm lý thị trường cải thiện nhưng chỉ mang tính tạm thời (12/11/2019)

>   Góc nhìn 12/11: Kiểm tra lại vùng 1,010-1,015 (11/11/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật