Thứ Ba, 09/07/2019 07:01

Dầu WTI tăng 3 phiên liên tiếp khi căng thẳng Mỹ - Iran leo thang

Các hợp đồng dầu thô diễn biến trái chiều vào ngày thứ Hai (08/07), trong đó dầu WTI tăng phiên thứ 3 liên tiếp còn dầu Brent lại giảm nhẹ, khi căng thẳng với Iran, và khả năng gián đoạn nguồn cung dầu ở Trung Đông, gia tăng. Tuy nhiên, những lo ngại xung quanh nhu cầu năng lượng vẫn còn đó, MarketWatch đưa tin.

Căng thẳng địa chính trị với Iran ngày càng nóng lên, trong khi dự báo nhu cầu dầu dường như đang hạ nhiệt, Phil Flynn, Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Price Futures Group, cho hay.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8 trên sàn Nymex tiến 15 xu (tương đương 0.3%) lên 57.66 USD/thùng, tăng phiên thứ 3 liên tiếp.

Trong khi đó, hợp đồng dầu Brent giao tháng 9 trên sàn Luân Đôn lùi 12 xu (tương đương 0.2%) xuống 64.11 USD/thùng.

Iran tuyên bố họ đang làm giàu uranium trên mức đã cam kết trong thỏa thuận hạt nhân Iran, ông Flynn cho biết. “Họ cũng đang đe dọa trả đũa việc Anh bắt giữ một tàu chở dầu của Iran hồi tuần trước. Họ đe dọa chiếm giữ các tàu của Anh và biến Vịnh Ba Tư thành biển máu”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran, Abbas Mousavi, đã gọi vụ bắt giữ tàu chở dầu của Iran là “hành động cướp biển”, nhưng đã dừng lại đề nghị Iran có hành động chống lại tàu thuyền đi qua eo biển Hormuz, Associated Press đưa tin hôm thứ Hai. Eo biển này là nút giao vận chuyển dầu nhạy cảm nhất thế giới.

Trong các phiên giao dịch gần đây, nhu cầu chủ yếu đã lấn át các vấn đề nguồn cung, và vào đầu tuần trước, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với các nhà sản xuất đồng minh đã đồng ý gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến tháng 3/2020, trong một động thái được nhiều kỳ vọng.

“Ngay cả khi dữ liệu việc làm tại Mỹ mạnh mẽ công bố ngày thứ Sáu (05/07) đã không thể thúc đẩy tâm lý trên các thị trường hàng hóa, mặc dù nó đã khiến giá kim loại quý giảm mạnh. Trong khi chúng ta nghĩ tăng trưởng toàn cầu suy giảm sẽ thực sự làm giảm tiêu thụ dầu trong năm nay, quyết định của OPEC+ về gia hạn cắt giảm 1.2 triệu thùng/ngày sản lượng dầu trong 9 tháng nữa ít nhất sẽ đóng vai trò như mức sàn cho giá dầu”, Caroline Bain, Giám đốc kinh tế hàng hóa tại Capital Economics, nhận định.

Quyết định của OEPC được đưa ra khi các quan chức kiểm soát chặt chẽ rủi ro đối với nhu cầu do các xung đột thương mại toàn cầu và căng thẳng leo thang giữa Iran và phương Tây.

Sản lượng dầu thô của OPEC vẫn ở mức 30.09 triệu thùng/ngày trong tháng 6, không thay đổi so với mức tháng 5, một cuộc thăm dò của Platts cho hay. Tuy nhiên, sự tuân thủ hạn ngạch sản lượng của nhóm giảm từ 117% trong tháng trước đó xuống 104%.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng xăng giao tháng 8 giảm 1.5% xuống 1.901 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 8 lùi 0.5% xuống 1.895 USD/gallon.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 8 mất 0.6% còn 2.403 USD/MMBtu.

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   Kinh doanh xăng dầu giả ngày càng táo tợn (06/07/2019)

>   Dầu chứng kiến tuần giảm đầu tiên trong 3 tuần (06/07/2019)

>   Ổ ạt đầu tư điện mặt trời khiến lưới điện quá tải (05/07/2019)

>   Dầu lại giảm trước dấu hiệu suy yếu của nhu cầu tại Mỹ (05/07/2019)

>   Dầu tăng 2% khi nguồn cung tại Mỹ giảm 3 tuần liền (04/07/2019)

>   Chính phủ yêu cầu sớm có kết quả thanh tra giá điện (03/07/2019)

>   Dầu sụt hơn 4% xuống đáy 2 tuần trước lo ngại về nhu cầu năng lượng (03/07/2019)

>   Tăng giá xăng gần 400 đồng/lít từ chiều 02/07 (02/07/2019)

>   Thiếu nhưng còn để phí điện (02/07/2019)

>   Dầu tăng giá khi OPEC xác nhận gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 9 tháng (02/07/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật