Thứ Sáu, 05/07/2019 08:20

Dầu lại giảm trước dấu hiệu suy yếu của nhu cầu tại Mỹ

Giá dầu quay đầu suy giảm vào ngày thứ Năm (04/07), chịu sức ép từ dữ liệu cho thấy dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm thấp hơn dự báo, cùng với những lo lắng về nền kinh tế toàn cầu, CNBC đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu Brent giao tháng 9 lùi 31 xu (tương đương 0.49%) xuống 63.51 USD/thùng.

Hợp đồng dầu WTI giao tháng 8 mất 51 xu (tương đương 0.89%) còn 56.83 USD/thùng.

Các thị trường dường như không bị ảnh hưởng bởi thông tin bắt giữ một chiếc tàu nghi chở dầu của Iran đến Syria bởi Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh ở Gibraltar, khi căng thẳng giữa Iran và Mỹ đã bùng lên trước các cuộc tấn công bí ẩn vào những tàu chở dầu ở Vịnh Oman trong vài tháng gần đây.

“Đà tăng của giá dầu đã bị kìm hãm khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô nội địa giảm 1.1 triệu thùng trong tuần trước, thấp hơn nhiều so với dự báo sụt 5 triệu thùng của Viện Xăng dầu Mỹ (API) và dự báo giảm 3 triệu thùng từ các nhà phân tích”, Cantor Fitzgerald Europe chia sẻ.

“Cũng góp phần tạo ra rào cản đối với giá dầu là các dấu hiệu cho thấy sự phục hồi trong xuất khẩu dầu từ Venezuela trong tháng 6 và tăng trưởng sản lượng ở Argentina trong tháng 5”, Công ty này cho hay.

Dữ liệu từ EIA cho thấy dự trữ tại Mỹ giảm thấp hơn dự báo khi các nhà máy lọc dầu tại Mỹ hồi tuần trước đã tiêu thụ ít dầu thô hơn so với tuần trước đó và xử lý dầu ít hơn 2% so với cách đây 1 năm, mặc dù đang ở giữa mùa hè, mùa cao điểm của nhu cầu xăng dầu.

Điều đó cho thấy nhu cầu dầu tại Mỹ, nhà tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới, có thể đang chậm lại trong bối cảnh các dấu hiệu về đà giảm tốc của nền kinh tế. Ngoài ra, số đơn đặt hàng mới các hàng hóa sản xuất từ Mỹ giảm tháng thứ 2 liên tiếp trong tháng 5, dữ liệu của Chính phủ công bố vào ngày thứ Tư (03/07) cho hay, qua đó góp phần làm tăng nỗi lo về nền kinh tế.

Dữ liệu kinh tế yếu kém của Mỹ được đưa ra sau khi báo cáo tăng trưởng kinh doanh chậm chạp ở châu Âu đưa ra hồi tháng trước.

Tuy nhiên, sự không chắc chắn về nhu cầu đã được bù đắp phần nào bởi triển vọng về nguồn cung toàn cầu.

Sản lượng dầu vẫn sẽ bị hạn chế khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với các nhà sản xuất khác như Nga, một nhóm được gọi là OPEC+, đã đồng ý vào ngày thứ Ba (02/07) sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng đến tháng 3/2020.

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   Dầu tăng 2% khi nguồn cung tại Mỹ giảm 3 tuần liền (04/07/2019)

>   Chính phủ yêu cầu sớm có kết quả thanh tra giá điện (03/07/2019)

>   Dầu sụt hơn 4% xuống đáy 2 tuần trước lo ngại về nhu cầu năng lượng (03/07/2019)

>   Tăng giá xăng gần 400 đồng/lít từ chiều 02/07 (02/07/2019)

>   Thiếu nhưng còn để phí điện (02/07/2019)

>   Dầu tăng giá khi OPEC xác nhận gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 9 tháng (02/07/2019)

>   OPEC sắp gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu thêm 9 tháng? (01/07/2019)

>   Giá dầu tăng gần 3% khi OPEC phát tín hiệu gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng (01/07/2019)

>   OPEC có vẻ sắp gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng? (01/07/2019)

>   Giá gas giảm thêm 19.000 đồng (30/06/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật