Thứ Tư, 29/05/2019 06:20

Dầu WTI tăng khi nhà đầu tư cân nhắc rủi ro cung cầu

Các hợp đồng dầu WTI tương lai tiếp tục tăng giá vào ngày thứ Ba (28/05), trong khi hợp đồng dầu Brent khép phiên gần như đi ngang, sau khi cả 2 hợp đồng này ghi nhận tuần giảm tồi tệ nhất từ đầu năm đến nay, khi nhà đầu tư tiếp tục cân nhắc rủi ro đối với nguồn cung, cũng như nhu cầu, MarketWatch đưa tin.

“Giá dầu thô đã khá biến động vào cuối phiên, do sự gia tăng đồng thời rủi ro từ phía nguồn cung và nỗi lo về nhu cầu của nhà đầu tư”, Fawad Razaqzada, Chuyên gia phân tích kỹ thuật tại Forex.com, nhận định.

“Xuất khẩu dầu của Iran đã giảm vì các lệnh trừng phạt của Mỹ, trong khi việc mất điện ở Venezuela và một số nơi khác làm giảm thêm nguồn cung. Tuy nhiên, những chuyến vận chuyển dầu từ Nga đang được khôi phục sau sự cố ô nhiễm ảnh hưởng đến đường ống dẫn dầu Druzhba”, ông Razaqzada cho hay. “Điều này có thể làm dịu bớt nỗi lo về nguồn cung, có khả năng khiến giá dầu suy yếu – trong khi mọi yếu tố khác đều cân bằng”.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7 trên sàn Nymex tiến 51 xu (tương đương 0.9%) lên 59.14 USD/thùng, sau khi sụt 6.8% hồi tuần trước. Hợp đồng này đã lao dốc gần 8% từ đầu tháng 5 đến nay.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 7 trên sàn Luân Đôn gần như không thay đổi ở mức 70.11 USD/thùng. Hợp đồng này đã rớt 4.9% trong tuần trước, cũng ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong năm nay.

Hướng về cuộc họp của các thành viên trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), các nhà phân tích chỉ ra rằng mặc dù Ả-rập Xê-út cho biết sẽ không gia tăng sản lượng, các báo cáo được đưa ra trước cuộc họp đó đã để lại một số câu hỏi mở. Gần đây, đã có suy đoán, mặc dù không có xác nhận, rằng OPEC sẽ quyết định thay đổi ngày diễn ra cuộc họp tiếp theo từ ngày 25-26/06 sang tuần đầu tiên của tháng 7. Thỏa thuận cắt giảm sản lượng sẽ hết hạn vào cuối tháng 6 tới.

Trong khi đó, về phía nhu cầu, “dữ liệu mới đây từ các quốc gia tiêu thụ dầu lớn khá ảm đạm, cho thấy nhu cầu thấp hơn bao gồm cả dầu”, ông Razaqzada lưu ý. “Trên hết, chúng tôi nhận thấy sự yếu đi của đồng tiền các thị trường mới nổi – đáng chú ý nhất là đồng Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY) – làm cho dầu thô, vốn được neo giá theo đồng bạc xanh, trở nên đắt đỏ hơn đối với các quốc gia muốn mua dầu.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng xăng giao tháng 6 tiến 1.2% lên 1.957 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 6 cộng 1.1% lên 1.993 USD/gallon.

Trong khi đó, hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 6 lùi 0.6% xuống 2.582 USD/MMBtu.

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   Dầu vọt hơn 1% do căng thẳng ở Trung Đông (28/05/2019)

>   Sụt gần 7%/tuần, dầu WTI có tuần giảm mạnh nhất trong năm 2019 (25/05/2019)

>   Dầu WTI sụt gần 6% xuống thấp nhất trong 2 tháng (24/05/2019)

>   Giá dầu WTI “bốc hơi” gần 5%, rớt ngưỡng 59 USD/thùng (23/05/2019)

>   Sụt gần 3%, dầu WTI chứng kiến phiên giảm mạnh nhất trong gần 3 tuần (23/05/2019)

>   Dầu WTI lại giảm do lo ngại về nhu cầu (22/05/2019)

>   Liên minh OPEC+ sắp gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng? (21/05/2019)

>   Dầu trái chiều vì không chắc chắn về cung cầu (21/05/2019)

>   Kinh doanh xăng dầu sướng nhất? (19/05/2019)

>   Dầu tăng mạnh tuần qua bất chấp đà suy giảm trong phiên (18/05/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật