Thứ Hai, 11/03/2019 13:47

Thị trường con bò ở Mỹ đã tròn 10 năm tuổi

Dù suýt nữa “sa chân” vào thị trường con gấu vào cuối năm 2018, thị trường con bò vẫn sống sót và cho tới nay nó đã tồn tại được 10 năm.

Thị trường đột ngột đi lên từ đống tro tàn của cuộc Đại Suy thoái và tính đến ngày thứ bảy (09/03) vừa qua, thị trường con bò đã tròn 10 năm tuổi.

Chỉ số S&P 500 đã tăng hơn gấp 4 lần kể từ mức đáy 666 điểm xác lập hồi tháng 3/2009. Chỉ số Dow Jones tăng lên gần 19,000 điểm, tương đương 300%. Và chỉ số Nasdaq Composite tăng vọt gần 500%.

Thị trường con bò ấn tượng này phản ánh sự khôi phục chậm mà chắc của nền kinh tế, lợi nhuận ở mức kỷ lục của các doanh nghiệp và kỷ nguyên tiền rẻ từ các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới. Mức lãi suất cực kỳ thấp và bảng cân đối tài chính khổng lồ của ngân hàng trung ương đã khiến cho giới đầu tư hy vọng kiếm được vài món tiền lời kha khá nhờ việc đánh cược vào những loại cổ phiếu có rủi ro cao.

“Sinh nhật lần thứ 10” của thị trường con bò ở Mỹ đã đem đến một câu hỏi rõ ràng: Nếu như đây là đợt kéo dài nhất trong lịch sử, vậy thì nó còn kéo dài được bao lâu nữa? Nhưng có một câu nói như thế này, những thị trường con bò và sự mở rộng của nền kinh tế không “chết vì tuổi già”.

“Thị trường con bò không có ngày biến mất”, Scott Clemons, Chiến lược gia đầu tư tại Brown Brothers Harriman. “Nó thường đi đến hồi kết chỉ khi tình trạng dư thừa tài chính lên đến cực độ, và hiện giờ chúng ta vẫn chưa thấy điều đó ở điểm nào trong thị trường cả”.

Lễ kỷ niệm 10 năm của thị trường này nên được chú ý. Đó là bởi vì chỉ số S&P 500 vẫn chưa đóng phiên ở mức cao kỷ lục nào từ tháng 9/2018. Nếu các chỉ số khác của thế giới kết thúc phiên ở mức của thị trường con gấu trước khi đạt được mức cao mới thì lịch sử đã ghi lại rằng thị trường con bò này đã chính thức khép lại từ mùa thu năm 2018.

Nói cách khác thì nó kéo dài chưa được một thập kỷ.

Cũng đáng chú ý rằng mặc dù thị trường con bò này là dài nhất trong lịch sử, nhưng lại không phải là mạnh nhất. Tăng mạnh nhất thì phải nói tới thị trường con bò của những năm 1990, khi mà chỉ số S&P 500 tăng hơn 417% ở mức cao nhất, theo dữ liệu của LPL Financial.

Tình trạng lộn xộn của thị trường vào cuối năm 2018 là một lời nhắc nhở thẳng thừng: Thị trường con bò sẽ không kéo dài mãi. Thực tế là chỉ số Dow Jones và S&P 500 suýt chút nữa đã rơi vào thị trường con gấu vào cuối tháng 12/2018. Thậm chí, chỉ số Nasdaq đã chính thức bước vào thị trường con gấu khi Phố Wall hoảng hốt lo sợ về một cuộc suy thoái mới sắp diễn ra.

Kỷ nguyên tiền rẻ vẫn còn

Chứng khoán Mỹ đã trở lại cuộc đua trong năm 2019.

Nỗi sợ hãi về cuộc suy thoái đã lắng xuống, tất cả nhờ vào những tiến triển mới trong cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung và sự thay đổi quan điểm của Cục dự trữ Liên bang (Fed). Fed không vội vã tăng lãi suất nữa. Bất chấp tình trạng bán tháo trong tuần trước, nhưng chỉ số S&P 500 chỉ còn cách mức cao nhất mọi thời đại khoảng 8%.

David Kelly, Chiến lược gia toàn cầu tại JP Morgan Funds, không nghĩ rằng thị trường con bò hiện nay đang gần đi đến hồi kết thúc.

Chỉ số Dow Jones tăng gần 19,000 điểm trong suốt thị trường con bò.

“Thị trường con bò nên tiếp tục kéo dài cho đến khi nền kinh tế thực sự đi đến điểm suy thoái”, Kelly nói. “Thứ duy nhất giữ nó ở mức thấp như hiện nay là những người đang lo sợ về nền kinh tế”.

Thị trường chứng khoán lại một lần nữa được “chữa lành” bởi các ngân hàng trung ương trên thế giới. Không chỉ có Fed tạm dừng và xem xét chấm dứt bảng cân đối của mình, mà những quan điểm “bồ câu” của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng đang ủng hộ cho các kế hoạch tăng lãi suất. ECB đã thông báo trong tuần qua (09/03) rằng họ dự kiến mức lãi suất sẽ vẫn duy trì ở mức thấp kỷ lục – trong phạm vi âm – cho đến cuối năm 2019.

“Lãi suất đang ở mức quá thấp khiến thị trường cổ phiếu trở nên thật hấp dẫn”, ông Kelly nói. “Sẽ rất khó thấy được sự sụt giảm kéo dài cho đến khi mọi người thực sự lo lắng về những dự báo lợi nhuận”.

Tăng trưởng giảm tốc mạnh

Những mối lo ngại về sự giảm tốc đã trở lại vị trí mối quan tâm hàng đầu trong tuần trước (09/03) bởi những chỉ số kinh tế mới nhất được đưa ra. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm gần 21% trong tháng 2/2019, mức giảm mạnh nhất trong vòng ba năm.

Cũng trong tháng 2/2019, Mỹ đã tạo ra thêm 20,000 việc làm, còn kém xa so với mức dự đoán 160,000 của các chuyên gia kinh tế. Đây là đợt tạo việc làm thua xa dự kiến nhất kể từ tháng 12/2008, theo thông tin của Bespoke Investment Group.

Nhưng các chuyên gia kinh tế tranh luận rằng vẫn còn quá sớm để lo lắng chỉ vì một tháng tăng trưởng việc làm thấp. Báo cáo việc làm của tháng 1/2019 là một thành công vang dội, với lượng việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp đã tăng đến 304,000. Và báo cáo gây thất vọng của tháng 2/2019 nhiều khả năng chỉ bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu và tác động kéo dài của việc đóng cửa của Chính phủ Mỹ.

Bảng báo cáo việc làm tháng 2/2019 “là bảng báo cáo lạ lùng nhất mà tôi từng nhìn thấy trong khoảng thời gian này”, ông Clemons nói. “Rõ ràng là việc Chính phủ đóng cửa và thời tiết mùa đông đã bóp méo những con số này”.

Ông Clemons còn cho biết ông cảm thấy việc chờ đợi và xem xem liệu thị trường việc làm có tái sinh trong tháng 3/2019 hay không là việc nên làm. Và ông dự kiến rằng thị trường này sẽ tăng trở lại.

Tuy nhiên, xu hướng chung của nền kinh tế không quá tốt đẹp. Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ 3.4% hàng năm trong quý 3/2018, nhưng GDP lại tăng trưởng chậm ở mức 2.6% trong quý 4/2018.

Và công cụ dự đoán GDPNow của Fed khu vực Atlanta đã dự báo mức tăng trưởng của quý đầu tiên trong năm 2019 chỉ là 0.5%.

“Nền kinh tế này có vẻ như chỉ đang giảm tốc chứ không chững lại”, ông Kelly nói. Nếu như ông dự đoán sai, thì có vẻ thị trường con bò của Mỹ hóa ra đã không kéo dài được 10 năm.

Trân Võ (Theo CNN Business)

Fili

Các tin tức khác

>   Sau cú giảm sốc cuối tuần, chứng khoán Trung Quốc trở lại mạnh mẽ (11/03/2019)

>   Cổ phiếu Man Utd tăng 5% sau trận thắng lịch sử (10/03/2019)

>   Phải chăng Trung Quốc đang sợ bong bóng chứng khoán? (09/03/2019)

>   Giảm liền 5 phiên, chứng khoán Mỹ chứng kiến tuần tồi tệ nhất từ đầu năm đến nay (09/03/2019)

>   Chứng khoán châu Á rực lửa, Shanghai giảm gần 4.5% sau hàng loạt tin xấu (08/03/2019)

>   Hồng Kông tạm ngưng giao dịch một cổ phiếu đã tăng 8,500% đầy bí ẩn (08/03/2019)

>   Lộ lý do khiến chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh nhất từ đầu năm (08/03/2019)

>   Chứng khoán châu Á giảm ngày càng mạnh (08/03/2019)

>   Chứng khoán châu Á đỏ lửa, Shanghai giảm gần 3% sau dữ liệu thương mại Trung Quốc (08/03/2019)

>   Sau tuyên bố của ECB, lợi suất trái phiếu đồng loạt suy giảm trên toàn cầu (08/03/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật