Dow Jones vọt hơn 150 điểm nhờ báo cáo lợi nhuận lạc quan từ các ông lớn
Dow Jones quay đầu tăng mạnh vào ngày thứ Tư, sau khi các công ty như IBM, United Technologies và Procter & Gamble công bố báo cáo lợi nhuận mạnh mẽ, CNBC đưa tin.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số Dow Jones vọt 171.14 điểm lên 24,575.62 điểm. Đà tăng mạnh rất khó tìm thấy ngoài các công ty báo cáo lợi nhuận, vì thế thị trường chung hầu như không có nhiều thay đổi. Chỉ số S&P 500 tiến 0.2% lên 2,638.70 điểm, dẫn đầu bởi đà tăng 1.2% của lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu. Chỉ số Nasdaq Composite nhích 0.1% lên 7,025.77 điểm.
Các công ty thành phần thuộc Dow Jones là United Technologies và P&G đều vọt hơn 4.8% sau khi công bố lợi nhuận tốt hơn dự báo. Cổ phiếu của IBM, một thành phần khác thuộc Dow Jones, bứt phá 8.5% trong phiên giao dịch có thành quả tốt nhất kể từ ngày 18/10/2017.
"Cuối cùng, khi nhìn vào dữ liệu, điều quan trọng nhất đối với thị trường là thu nhập", Garcia Garcia-Amaya, nhà sáng lập Zoe Financial, cho biết. "Tôi muốn nói rằng lĩnh vực công nghệ là một lĩnh vực có thể tạo ra hoặc đi đầu trong câu chuyện về cổ phiếu. Nếu bạn nhìn vào tỷ suất lợi nhuận của lĩnh vực này so với các lĩnh vực khác, thì đó là lĩnh vực lớn nhất”.
Cho đến nay, có hơn 14% công ty thuộc S&P 500 công bố lợi nhuận quý 4/2018. Trong những công ty này, có đến 72.9% số công ty có lợi nhuận vượt qua kỳ vọng, dữ liệu từ FactSet cho thấy. Tuy nhiên, chỉ có 58.7% số công ty này vượt qua được dự báo về doanh số.
Nhìn chung, tăng trưởng lợi nhuận của các công ty đã báo cáo đạt 13.2%, cao hơn một chút so với dự báo. Tuy nhiên, đó sẽ là tốc độ tăng trưởng lợi nhuận chậm nhất kể từ quý 4/2017, khi lợi nhuận của S&P 500 tăng 15.5%.
Chứng khoán đảo chiều tăng vào ngày thứ Tư sau khi giảm mạnh trong phiên trước đó. Hôm thứ Ba (22/01), Dow Jones chấm dứt chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp, rớt hơn 300 điểm, khi nỗi lo về tăng trưởng toàn cầu góp phần vào tâm lý lo ngại trên thị trường.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu hồi đầu tuần này, cụ thể, dự báo tăng trưởng toàn cầu đạt 3.5% trong năm 2019 và 3.6% trong năm 2020. Quỹ này cũng đã hạ dự báo tăng trưởng hồi tháng 10/2018, do căng thẳng thương mại, tuy nhiên, các vấn đề đáng lo ngại vẫn còn đó khi IMF tập trung chú ý đến các vấn đề không chắc chắn khác, như Brexit. Dữ liệu kinh tế ảm đạm từ Trung Quốc cũng không thể làm dịu bớt lo ngại.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng tiếp tục chú ý đến quá trình đàm phán thương mại với Trung Quốc.
Trước đó, vào ngày thứ Ba (22/01), Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng, Larry Kudlow, nói với hãng tin CNBC rằng cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ với các quan chức Trung Quốc đã bị huỷ bỏ.
An Trần
FilI
|