Thứ Ba, 22/01/2019 16:23

Chứng khoán châu Á nhuốm sắc đỏ vì triển vọng tăng trưởng toàn cầu u ám hơn

Chứng khoán châu Á nhuốm sắc đỏ trong ngày thứ Ba (22/01) khi tâm lý nhà đầu tư suy giảm vì nỗi lo về triển vọng toàn cầu, sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong ngày thứ Hai (21/01).

Khép lại phiên giao dịch ngày thứ Ba (22/01), chỉ số Shanghai Composite giảm 1.18% và khép phiên vào lúc 2,579.7 điểm và Shenzhen Component lùi 1.435% xuống 7,516.79 điểm. Ngoài ra, Shenzhen Composite hạ 1.171% xuống 1,314.58 điểm.

Bên cạnh đó, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 191.09 điểm (tương ứng 0.7%) xuống 27,005.45 điểm.

 

Diễn biến trên thị trường chứng khoán châu Á vào lúc khép phiên ngày 22/01
Nguồn: CNBC

 

Trong ngày thứ Hai (21/01), Bắc Kinh thông báo, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6.6% trong năm 2018, yếu nhất kể từ năm 1990. Trong khi đó, hãng thông tấn Xinhua đưa tin, Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình, cho biết Trung Quốc cần phải cẩn trọng trước những sự kiện “thiên nga đen” và những sự kiện “tê giác xám”.

Sự kiện “thiên nga đen (black swan) là những sự kiện khó dự báo trước và thường gây ra sự hỗn loạn trên thị trường. “Tê giác xám” (gray rhino) – là những mối nguy hiểm khá rõ ràng nhưng lại thường bị ngó lơ.

“Rủi ro tê giác xám là khá rõ ràng, đó là mức nợ cao trong nền kinh tế Trung Quốc, từ nợ của Chính phủ cho tới nợ của các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước. Đây là một điều mà không ai có thể bỏ qua được”, Francis Lun, CEO của Geo Securities, nói với hãng tin CNBC trong ngày thứ Ba (22/01).

“Về phần sự kiện thiên nga đen, năm 2018 chúng ta có cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Còn năm nay, chúng tôi không biết nữa… Vẫn có khả năng Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến tới một thỏa thuận nào đó và xoa dịu căng thẳng thương mại”, Lun cho hay.

Các quan chức từ Mỹ và Trung Quốc đang nỗ lực tiến tới một thỏa thuận để xoa dịu căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới – vốn làm chao đảo thị trường toàn cầu trong cả năm 2018.

Trên thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 0.47% xuống 20,622.91 điểm, còn Topix hạ 0.63% xuống 1,556.43 điểm. Cổ phiếu của ông lớn Fast Retailing – công ty đứng đằng sau chuỗi cửa hàng thời trang – hạ 0.51%.

Ở Hàn Quốc, chỉ số Kospi hạ 0.32% xuống 2,117.77 điểm, mặc dù tăng trưởng kinh tế quý 4/2018 vượt kỳ vọng.

Chỉ số ASX 200 của Australia giảm 0.54% xuống 5,858.8 điểm, trong đó các lĩnh vực rơi vào trạng thái trái chiều. Chỉ số tài chính – vốn chiếm tỷ trọng cao trong chỉ số chung – giảm 1.18%, khi cổ phiếu của nhóm Big4 ngân hàng thụt lùi. Cụ thể, cổ phiếu ANZ hạ 1.45%, Commonwealth Bank (Australia) giảm 1.19%, Westpac lùi 1.72% và National Australia Bank lùi 1.28%.

Các hợp đồng tương lai ám chỉ chứng khoán Mỹ có thể giảm vào đầu phiên ngày thứ Ba (22/01). Hợp đồng tương lai chỉ số Dow Jones cho thấy chỉ số cơ sở có thể giảm 178.35 điểm tính tới lúc 14h giờ Việt Nam. Các hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 và Nasdaq cũng ám chỉ sự suy giảm vào đầu phiên.

IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu trong ngày thứ Hai (21/01), đồng thời cảnh báo đà tăng trưởng mà chúng ta chứng kiến trong vài năm gần đây đang dần mất đà.

IMF dự báo nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3.5% trong năm 2019, thấp hơn 0.2 điểm phần trăm dự báo tháng 10/2018 và tăng trưởng 3.6% trong năm 2020, thấp hơn 0.2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Điều này đánh dấu lần điều chỉnh giảm thứ hai trong vòng 3 tháng vừa qua.

“Hàng loạt ngòi nổ bên cạnh căng thẳng thương mại có thể châm ngòi cho sự suy giảm tâm lý chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư, qua đó tác động tiêu cực tới tăng trưởng, nhất là khi mức nợ của khu vực công và khu vực tư nhân đang rất cao”, IMF nhận định.

Những ngòi nổ tiềm năng bao gồm việc Brexit mà không có thỏa thuận và nền kinh tế Trung Quốc giảm mạnh hơn dự báo.

Trong khi đó, ở Trung Quốc, các số liệu mới công bố trong ngày thứ Hai (21/01) cho thấy, tăng trưởng kinh tế chính thức đạt 6.6%, thấp nhất kể từ năm 1990.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Tổng Giám đốc IMF, Christine Lagarde, cho biết: “Sau 2 năm tăng trưởng mạnh, nền kinh tế thế giới đang tăng trưởng chậm hơn so với dự báo và rủi ro ngày càng tăng. Thế nhưng, ngay cả khi tiếp tục tăng trưởng… thì nền kinh tế cũng đối mặt với nhiều rủi ro hơn”.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Dow Jones vọt hơn 300 điểm, ghi nhận chuỗi 4 tuần tăng liền đầu tiên kể từ tháng 8/2018 (19/01/2019)

>   Chứng khoán châu Á: Sắc xanh hy vọng (18/01/2019)

>   Sau cú sụp chớp nhoáng, một cổ phiếu Hồng Kông đã phục hồi… 99% (18/01/2019)

>   Chứng khoán Trung Quốc tăng mạnh nhờ tin tốt về đàm phán thương mại (18/01/2019)

>   Đón tin vui về thương mại, chứng khoán châu Á đồng loạt khởi sắc (18/01/2019)

>   Phố Wall tràn ngập sắc xanh khi Mỹ xem xét giảm thuế với Trung Quốc (18/01/2019)

>   Một số cổ phiếu Hồng Kông bất chợt rớt 70% trong vòng vài phút (17/01/2019)

>   Dow Jones leo dốc khi Goldman Sachs tăng mạnh nhất trong 10 năm (17/01/2019)

>   Chứng khoán châu Á trái chiều sau kết quả bỏ phiếu về thỏa thuận Brexit (16/01/2019)

>   Morgan Stanley: Thị trường chứng khoán Mỹ sắp đón một cơn bão mới (16/01/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật