Thứ Ba, 04/12/2018 10:00

Ai sẽ dẫn dắt các cuộc đàm phán thương mại kế tiếp với Trung Quốc?

Trong bối cảnh chính quyền Donald Trump vừa tiến tới thỏa thuận đình chiến với Trung Quốc để đàm phán thêm, sự bối rối của nhà đầu tư giờ lại xoay quanh vai trò của người dẫn dắt các cuộc đàm phán kế tiếp.

Đáng chú ý nhất có lẽ là ông Robert Lighthizer – Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) và là một trong những cố vấn mang quan điểm rất “diều hâu” của Tổng thống Mỹ. Vai trò của ông Lighthizer có thể góp phần xác định liệu Nhà Trắng sẽ dùng tới biện pháp cứng rắn hơn hay sẽ là biện pháp điều đỉnh với Trung Quốc. Mỹ và Trung Quốc sẽ có khoảng thời gian 3 tháng để tiến tới một thỏa thuận từ ngày 01/01/2018. Trước đó, Mỹ và Trung Quốc quyết định đình chiến thương mại sau bữa ăn tối giữa ông Trump và ông Tập trong ngày thứ Bảy (01/12) bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina. Hai nhà lãnh đạo đồng ý ngưng áp thêm hàng rào thuế quan mới và tăng cường đàm phán thương mại, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Wang Yi, trao đổi với các phóng viên vài giờ sau đó ở Buenos Aires (Argentina).

Ông Robert Lighthizer – Đại diện Thương mại Mỹ (USTR)

Ông Lighthizer (71 tuổi) – người gia nhập vào chính quyền Trump sau nhiều thập kỷ hành nghề luật sư thương mại quốc tế – hiện đang lãnh đạo một cơ quan chuyên tạo thỏa thuận và giải quyết bất đồng thương mại. Ông đã góp mặt trong các cuộc đàm phán căng thẳng với các quan chức Canada và Mexico và kết quả là tạo ra một thỏa thuận thương mại tự do Bắc Mỹ mới. Ngoài ra, Lighthizer cũng ủng hộ áp thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc với mục tiêu thúc giục Bắc Kinh giải quyết hành vi lạm dụng thương mại.

Trước đó trong ngày thứ Hai (03/12), bối rối bỗng xuất hiện khi những thông tin chi tiết về cuộc gặp gỡ Trump-Tập được tung ra. Trung Quốc không hề bối rối về việc ai sẽ gánh vai trò dẫn dắt đàm phán. Phó Thủ tướng Lưu Hạc luôn góp mặt trong phái đoàn đàm phán của Bắc Kinh trong thời chính quyền Donald Trump.

Một cố vấn thương mại khác của ông Trump là Peter Navarro – một người nổi tiếng cứng rắn và ủng hộ sử dụng các chính sách thương mại hà khắc với Trung Quốc – cho biết ông Lighthizer có khả năng dẫn dắt các cuộc đàm phán sắp tới. Thế nhưng, Steven Mnuchin (Bộ trưởng Tài chính Mỹ) và Larry Kudlow (người đứng đầu Hội đồng Kinh tế Quốc gia) đều bác bỏ ý tưởng về một nhà lãnh đạo trên danh nghĩa, thay vào đó nên xem các cuộc đàm phán là một nỗ lực nhóm do ông Trump dẫn dắt.

Tuy nhiên, ông Kudlow sau đó cho biết ông Lighthizer sẽ “giữ vai trò dẫn dắt các cuộc đàm phán và về phần thực thi”, trong khi ông Mnuchin giải quyết vấn đề thao túng tiền tệ và các vấn đề khác.

Cho dù là Đại diện Thương mại Mỹ Lighthizer có dẫn dắt các cuộc đàm phán hay không, những ý kiến trái chiều về vai trò của ông Lighthizer một lần nữa cho thấy sự bất đồng từ nhóm kinh tế của ông Trump.

Phần ủng hộ thương mại nhiều hơn từ ông Mnuchin và ông Kudlow thường đối ngược với phần bảo hộ từ ông Lighthizer và Navarro.

Mặc dù ông Trump có vẻ như muốn điều đình tại thời điểm này, nhưng quan điểm của ông có thể thay đổi khi vòng đàm phán kế tiếp diễn ra và điều này sẽ ảnh hưởng tới việc ông có quyết định thổi bùng “ngọn lửa” chiến tranh thương mại bằng việc nâng thuế hoặc áp thuế mới hay không.

Đánh cắp sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ cưỡng bức để đổi lấy khả năng tiếp cận thị trường và hàng rào thuế quan nằm trong số những vấn đề hàng đầu mà Mỹ muốn giải quyết trong các cuộc đàm phán thương mại. Nhà Trắng đã tạm ngưng kế hoạch nâng thuế đối với hàng rào thuế quan 200 tỷ USD từ 10% lên 25% từ ngày 01/01/2019.

Mặc dù USTR có quyền hạn về việc tạo ra các thỏa thuận thương mại, nhưng các quan chức Trung Quốc lại chỉ tương tác với ông Mnuchin trong các cuộc đàm phán cho tới nay, theo The Wall Street Journal (WSJ). Chính quyền Trung Quốc sẽ thích làm việc với Bộ trưởng Tài chính Mỹ – người có vẻ muốn kết thúc xung đột thương mại, một vấn đề gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế và còn làm chao đảo cả thị trường tài chính.

Với vai trò USTR, Lighthizer đã thực hiện các cuộc điều tra và kết quả kéo theo là Mỹ áp thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

“Chính quyền Trump tiếp tục hối thúc Trung Quốc ngừng các hành vi không công bằng, mở cửa thị trường và tham gia vào cuộc cạnh tranh thị trường thực sự”, USTR cho biết trong một tuyên bố hồi tháng 6/2018. “Chúng tôi đã nói rất rõ về những thay đổi cụ thể mà Trung Quốc nên thực hiện. Đáng tiếc là thay vì thay đổi những hành vi gây hại, Trung Quốc lại trả đũa một cách bất hợp pháp đối với người lao động, nông dân, chủ trang trại và doanh nghiệp Mỹ”.

Hồi tháng 10/2018, ông cáo buộc Trung Quốc đánh cắp công nghệ nước Mỹ và nhấn mạnh tới sự cần thiết của việc bảo vệ những “đổi mới” của nước Mỹ và giữ lại lợi thế. Trong ngày thứ Hai (03/12), ông Navarro cho biết, Lighthizer là “nhà đàm phán cứng rắn nhất là chúng tôi từng có tại USTR”.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

Fili

Các tin tức khác

>   Các nhà sản xuất ở Anh bị ảnh hưởng nặng nề bởi Brexit (03/12/2018)

>   Thấy gì từ tuyên bố của Trung Quốc sau cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập? (03/12/2018)

>   Ông Trump: “Thỏa thuận với Trung Quốc thuộc hàng lớn nhất từ trước đến nay” (03/12/2018)

>   Donald Trump: Trung Quốc đã đồng ý giảm thuế đối với xe hơi Mỹ (03/12/2018)

>   Nhật Bản - đích ngắm tiếp theo của Mỹ về mất cân bằng thương mại (02/12/2018)

>   Ông Trump và ông Tập nhất trí không áp thêm thuế từ tháng 1/2019 (02/12/2018)

>   Tập Cận Bình: Hợp tác là lựa chọn tốt nhất cho Mỹ và Trung Quốc (02/12/2018)

>   Trung Quốc chuẩn bị thanh trừng thị trường vay nợ 176 tỷ đô? (01/12/2018)

>   Ông Trump nhận thấy “tín hiệu tốt” trước thềm gặp gỡ ông Tập Cận Bình (01/12/2018)

>   China Daily: Mỹ và Trung Quốc có thể tiến tới thỏa thuận tại hội nghị G20 (30/11/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật