Thứ Hai, 27/08/2018 10:27

Đàm phán bất thành, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ đi về đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chuẩn bị trở nên tồi tệ hơn. Sau giành ra một mùa hè dài dẳng và nóng nực để xem xét rủi ro và đưa ra các lời cảnh báo, những chú “diều hâu” trong nội bộ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giành thế thượng phong trong cuộc chiến và họ chuẩn bị đưa ra kế hoạch cho mùa thu.

Các cuộc đàm phán giữa hai nền kinh tế lớn nhất trên thế giới ở Washington trong tuần trước gần như chẳng đạt được bước tiến gì rõ ràng. Thay vào đó, những thứ lờ mờ phía trước là khả năng áp hàng rào thuế quan mới lên khoảng 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, và Bắc Kinh cũng đã hứa sẽ đáp trả lại.

“Chúng ta chuẩn bị đối mặt với một cuộc chiến thương mại ngày càng leo thang trong vài tháng tới”, David Dollar – người thuộc Viện Brookings và từng đóng vai trò là người phụ trách vấn đề ở Trung Quốc của Bộ Tài chính Mỹ dưới thời Barack Obama – cho hay.

Chiến thắng của những “chú diều hâu”

Trong tuần trước, khi cả hai bên đang đàm phán thương mại, Mỹ đã áp thêm thuế lên 16 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Trước tình thế đó, Trung Quốc cũng đáp trả lại với hàng rào thuế quan có quy mô tương đương. Theo đó, tổng lượng hàng hóa thương mại bị tác động bởi cuộc xung đột Mỹ - Trung đã lên tới 100 tỷ USD, và có khả năng là còn có thêm nhiều hàng rào thương mại khác.

Trong những ngày gần đây, ông Trump tập trung nhận định về việc tiến tới thỏa thuận NAFTA với Mexico. Ngoài ra, ông cũng đưa ra các giới hạn về khoản đầu tư từ Trung Quốc.

“Chúng ta chưa tập trung đủ nhiều tới Trung Quốc. Và tình trạng này đã diễn ra trong khoảng thời gian dài”, vị Tổng thống Mỹ nói với các nhà lập pháp ở Nhà Trắng hôm thứ Năm (23/08), đồng thời thông qua một dự luật đem lại nhiều quyền lực hơn cho Ủy ban Đầu tư Nước ngoài (CFI) ở Mỹ. Theo đó, Ủy ban này có thể ngăn chặn các thương vụ thâu tóm vì lý do an ninh quốc gia.

Và trong ngày thứ Sáu (24/08), các quan chức thuộc chính quyền Donald Trump lại hối hả cùng với các quan chức từ châu Âu và Nhật Bản để bàn luận về cách thức thúc đẩy Trung Quốc thay đổi.

Đây có lẽ là một chiến thắng dành cho những “chú diều hâu” về Trung Quốc trong chính quyền Donald Trump.

“Thay đổi diện rộng”

Scott Kennedy, Chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, cho biết, chiến thắng của những “chú diều hâu” phản ánh qua những yêu cầu từ phía Mỹ trong vài tuần gần đây.

Khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Steven Mnuchin, và Bộ trưởng Thương mại Mỹ, Wilbur Ross, dẫn phái đoàn tới Bắc Kinh vào đầu năm nay, một ưu tiên hàng đầu là thúc đẩy mua đậu nành, khí thiên nhiên được hóa lỏng (LNG) và các hàng hóa khác của Mỹ với mục tiêu giảm bớt thâm hụt thương mại giữa hai nước – vốn là một điều mà ông Trump luôn trăn trở.

Vài tháng sau đó, chính quyền Mỹ lại đòi hỏi nhiều hơn. Họ yêu cầu Trung Quốc có sự thay đổi cấu trúc dài hạn về chính sách – như chấm dứt trợ cấp ngành và đánh cắp sở hữu trí tuệ, những điều mà những “chú diều hâu” bao gồm Robert Lighthizer (Đại diện Thương mại Mỹ) và Peter Navarro (Cố vấn Thương mại Nhà Trắng) từ lâu đã đẩy mạnh. “Một sự thay đổi toàn diện”, ông Kennedy nói về điều này.

Điều này không có nghĩa là những cuộc chiến thương mại nội bộ ở Nhà Trắng đã chấm dứt. Ông Kennedy cho hay, những “chú diều hâu” đang hướng tới một kế hoạch đầy tham vọng: Gỡ rối giữa hai nền kinh tế Mỹ - Trung trong dài hạn, với mục tiêu mang chuỗi cung ứng từ châu Á trở về Mỹ.

Chad Bown, Chuyên gia thương mại tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE), cho hay, kế hoạch kết thúc vẫn còn khá mơ hồ.

Tại nước Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng ngày càng bồn chồn lo lắng. Trong các cuộc điều trần tuần trước, một nhóm các công ty vừa và nhỏ (SME) than phiền về chuỗi hàng rào thuế quan sắp tới. Được biết, các hàng rào thuế quan sắp tới có thể áp lên khoảng 6,000 sản phẩm từ hải sản cho tới xe đạp.

Ông Bown đã chứng kiến trực tiếp những tác động từ cuộc chiến thương mại tới những hộ gia đình Mỹ. Hàng rào thuế quan đang khiến nguồn cung nguyên liệu may mặc của mẹ ông trở nên đắt đỏ hơn và “có một cộng đồng những người như mẹ tôi vậy”. “Ngày càng nhiều người Mỹ cảm nhận được tác động từ cuộc chiến thương mại”, ông nói. “Chúng tôi chưa từng trải qua khoảnh khắc nào như thế trước đây. Về mặt chính trị, tôi cũng chẳng biết nó sẽ kết thúc như thế nào”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Trung Quốc thừa nhận điểm yếu sản xuất chất bán dẫn (25/08/2018)

>   Thí nghiệm hay cách mạng? (22/08/2018)

>   Moody’s: Tiềm năng tăng trưởng mạnh của Việt Nam sẽ hỗ trợ quá trình ổn định hóa về nợ (22/08/2018)

>   Đâu là những sự kiện cần chú ý để có thông tin về xung đột thương mại Mỹ - Trung? (22/08/2018)

>   Dân công nghệ “chê” thung lũng Silicon để đến với Nhật Bản! (24/08/2018)

>   “Ngôi làng giàu nhất” ở Trung Quốc ngập đầu trong nợ nần (22/08/2018)

>   Thế giới ngoảnh mặt với tiền của người Trung Quốc (22/08/2018)

>   Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế 25% lên xe hơi nhập khẩu từ EU (22/08/2018)

>   Nhu cầu nội địa là chìa khóa giúp Mỹ tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2005 (21/08/2018)

>   Không phải chiến tranh thương mại, thị trường bất động sản mới là rủi ro lớn nhất của Trung Quốc (21/08/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật