Thứ Tư, 22/08/2018 14:45

Moody’s: Tiềm năng tăng trưởng mạnh của Việt Nam sẽ hỗ trợ quá trình ổn định hóa về nợ

Mới đây, Moody's Investors Service (Moody’s) cho biết, kinh tế Việt Nam (Ba3, ổn định) nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong vài năm tới, và nhờ đó tạo điều kiện cho quá trình ổn định hóa gánh nặng nợ.

Tăng trưởng Việt Nam sẽ được củng cố thêm bởi sự gia tăng về khả năng cạnh tranh, dòng chảy thương mại khỏe mạnh và lượng tiêu thụ cao của nền kinh tế. Thế nhưng, các rủi ro từ hệ thống ngân hàng và tình trạng dễ biến động phá vỡ chu kỳ ổn định của thị trường tài chính vẫn còn là rào cản lớn cho đà tăng trưởng kinh tế chung.

Các kết luận của Moody’s được trích dẫn từ báo cáo vừa mới công bố, “Government of Vietnam: FAQ on prospects for growth, trade and government debt" (tạm dịch: Chính phủ Việt Nam: Những câu hỏi thường gặp về triển vọng tăng trưởng, thương mại và nợ công).

Báo cáo của Moody’s cho biết rằng, hoạt động đầu tư đóng góp phần lớn trong mức tăng trưởng 6% của nền kinh tế Việt Nam trong thập kỷ vừa qua, nhưng năng suất lao động sẽ thúc đẩy thêm cho tăng trưởng tổng thể khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang chuỗi giá trị cao hơn và vai trò của khu vực tư nhân gia tăng.

Sự cải thiện về khả năng cạnh tranh, cùng với dòng chảy thương mại khỏe mạnh và lượng tiêu thụ cao sẽ hỗ trợ tăng trưởng GDP trung bình ở mức 6.4% trong giai đoạn 2018-2022 – gần gấp đôi so với mức trung bình 3.5% của các quốc gia được đánh giá ở mức Ba3.

Trong khi đó, cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ (Aaa, ổn định) và Trung Quốc (A1, ổn định) có thể tác động tiêu cực tới Việt Nam, nếu hàng rào thuế quan được mở rộng phạm vi ra các sản phẩm trong chuỗi cung ứng điện thoại di động, hay ảnh hưởng tới các nền kinh tế khác mà Việt Nam có quan hệ thương mại chặt chẽ như Hàn Quốc (Aa2, ổn định).

Có khả năng bù đắp tác động cho kịch bản này là việc Việt Nam có thể gia tăng thị phần về những sản phẩm cấp thấp trong chuỗi giá trị, như hàng may mặc.

Các giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh chóng trước đây đã làm suy giảm khả năng thanh toán của ngân hàng và gia tăng rủi ro bất ngờ.

Với mức nợ chính phủ của Việt Nam hiện tương đương 52% GDP nhìn chung khá phù hợp với mức nợ chính phủ trung bình khoảng 50% GDP đối với một quốc gia được xếp hạng tín nhiệm Ba. Hơn nữa cơ cấu nợ của Việt Nam đã được cải thiện, với việc kéo dài thời gian đáo hạn và giảm tỷ trọng nợ vay ngoại tệ đang giúp Việt Nam hạn chế khả năng bị tác động trước các "cú sốc" tài chính bên ngoài đối với nền kinh tế trong nước.

Vũ Hạo (Theo Moody's)

FiLi

Các tin tức khác

>   Đâu là những sự kiện cần chú ý để có thông tin về xung đột thương mại Mỹ - Trung? (22/08/2018)

>   Dân công nghệ “chê” thung lũng Silicon để đến với Nhật Bản! (24/08/2018)

>   “Ngôi làng giàu nhất” ở Trung Quốc ngập đầu trong nợ nần (22/08/2018)

>   Thế giới ngoảnh mặt với tiền của người Trung Quốc (22/08/2018)

>   Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế 25% lên xe hơi nhập khẩu từ EU (22/08/2018)

>   Nhu cầu nội địa là chìa khóa giúp Mỹ tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2005 (21/08/2018)

>   Không phải chiến tranh thương mại, thị trường bất động sản mới là rủi ro lớn nhất của Trung Quốc (21/08/2018)

>   Donald Trump lại kêu ca vì Fed nâng lãi suất (21/08/2018)

>   Ông Trump chưa có “khung thời gian” để chấm dứt xung đột thương mại với Trung Quốc (21/08/2018)

>   Lương cơ bản tăng 60 lần, doanh nghiệp Venezuela "choáng váng" (20/08/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật