Thứ Ba, 17/07/2018 14:01

Cắt điện, nước người nợ thuế: Vi phạm quyền con người

Đề xuất về việc cắt điện, nước, điện thoại người nợ thuế của Bộ Tài chính mới đây được xem là kiểu cưỡng chế triệt "đường sống" của người phải nộp thuế. 

Một trong những điểm mới trong dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) vừa được đưa ra lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất thêm biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân.

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước tại địa bàn để cưỡng chế nợ người nợ thuế thông qua các hình thức như cắt nguồn cung cấp các dịch vụ thiết yếu: Điện, nước, viễn thông...

Giải trình về đề xuất trên, Bộ Tài chính cho rằng hiện tại việc cưỡng chế các trường hợp nợ thuế của các cá nhân kinh doanh, cá nhân có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công cơ quan thuế đang gặp rất nhiều vướng mắc.

Dù rất thông cảm với những khó khăn mà Bộ Tài chính đang gặp phải trong việc cưỡng chế thuế đối với nhiều trường hợp, song chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu vẫn bày tỏ sự không đồng tình trước đề xuất này. Nợ thuế là vi phạm pháp luật, tuy nhiên, cưỡng chế cá nhân, hộ kinh doanh nợ thuế bằng hình thức cắt điện, nước, khóa điện thoại… là bất hợp lý, bởi lẽ điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Không thể gia đình một người nợ thuế mà cắt đi nhu cầu sinh hoạt của tất cả các thanh viên trong gia đình họ. Sự xáo trộn trọng sinh hoạt sẽ dẫn đến những phản ứng tiêu cực trong dư luận.

“Ngoài ra, việc cá nhân hoặc tổ chức chưa nộp thuế cũng có nhiều nguyên nhân, mà cần phải tìm hiểu rõ ràng mới có thể đưa ra các biện pháp xử lý, chứ không thể cắt đi những nhu cầu thiết yếu của người dân”, chuyên gia Trí Hiếu chia sẻ.

Việc cắt điện, nước, viễn thông… những nhu cầu thiết yếu cuộc sống của con người là quá vô tình, không thấu lý đạt tình, thậm chí còn vi phạm quyền của con người.

Cũng theo chuyên gia kinh tế Trí Hiếu, tất cả những việc làm liên quan đến cưỡng chế, tịch thu tài sản hoặc có những biện pháp mạnh thì cần có án lệnh của tòa. Một cơ quan thuế không thể có quyền được cưỡng chế người dân như vậy.

“Tôi cho rằng chúng ta nên có quy định, cơ quan thuế có thể cưỡng chế bằng cách yêu cầu ngân hàng phong tỏa một số tiền nợ thuế trên tài khoản của người nộp thuế”, ông Hiếu đưa ra giải pháp.

Ngoài ra, Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế (sau đây gọi chung là Luật Quản lý thuế) đã quy định chế tài xử phạt, cưỡng chế về nợ thuế, chậm nộp thu. Nếu áp dụng các biện pháp cưỡng chế không được, đối tượng trốn thuế thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Đề xuất giải pháp quản lý thuế cần chú ý đến nuôi dưỡng nguồn thu thuế chứ không phải là cưỡng chế kiểu tận cùng, vô tình, cắt luôn đường sống. 

P.D

LAO ĐỘNG

Các tin tức khác

>   Nên thêm quyền cho cơ quan thuế? (17/07/2018)

>   Cục thuế TPHCM 'bêu tên' hơn 1.200 doanh nghiệp chây ỳ nợ thuế (16/07/2018)

>   Thêm quyền "sinh - sát" cho cán bộ thuế (15/07/2018)

>   WHO: Nên cân nhắc áp thuế lên nước ngọt (14/07/2018)

>   Chưa tăng thuế môi trường với xăng lên 4.000 đồng một lít (12/07/2018)

>   Áp thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu vào Việt Nam (05/07/2018)

>   Kiến nghị về mức trần tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho ôtô nhập khẩu (05/07/2018)

>   Nỗi lo nợ công (02/07/2018)

>   Tăng thuế người nghèo thêm gánh nặng (29/06/2018)

>   Siết biên chế cán bộ thuế dựa trên số thu thực tế địa phương (28/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật