Thứ Ba, 26/06/2018 20:30

Vì đâu TTCK Trung Quốc lao dốc?

Một cảm giác lo ngại đang lan tỏ ra khắp thị trường tài chính của Trung Quốc. Chỉ trong vòng 5 tháng, chỉ số Shanghai Composite đã giảm 20% và bước vào thị trường con gấu. Bên cạnh đó, đồng Nhân dân tệ có chuỗi giảm giá dài nhất trong 4 năm ở thị trường Hồng Kông, còn số lượng doanh nghiệp vỡ nợ thì ngày càng gia tăng.

* Giảm 20% từ đỉnh tháng 1, TTCK Trung Quốc chính thức hóa gấu

Vậy đâu là lý do? Chiến dịch giảm bớt đòn bẩy của Trung Quốc đang giảm bớt lượng thanh khoản trên thị trường, qua đó đe dọa tới tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Sau đó là cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung khó lường, và nhà đầu tư có nhiều lý do để bán ra cổ phiếu.

Các quan chức Chính phủ nỗ lực thực hiện các biện pháp để trấn an nhà đầu tư – từ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho tới tung ra các bài báo lạc quan trên các tạp chí tài chính – nhưng hầu như chẳng thể làm cải thiện tâm lý của nhà đầu tư. Chỉ số Shanghai Composite rớt ngưỡng 3,000 điểm – vốn được xem là ngưỡng sẽ dẫn tới sự can thiệp của Chính phủ Trung Quốc, qua đó làm bớt tâm lý tìm kiếm món hời của nhà đầu tư. Về mặt kỹ thuật, chỉ số Shanghai Composite đã rơi vào tình trạng quá bán trong 6 ngày liên tiếp, chuỗi dài nhất kể từ năm 2013, và tổng mất mát trên thị trường chứng khoán kể từ tháng 1/2018 đã lên tới 1.8 ngàn tỷ USD.

“Các yếu tố cơ bản ở Trung Quốc đang rất tệ”, ông Hao Hong, Trưởng Bộ phận Chiến lược tại Bocom International Holdings Co., cho hay. “Áp lực bán tháo trên thị trường vẫn còn quá lớn”.

Khép lại phiên ngày thứ Ba (26/06), chỉ số Shanghai Composite mất 0.51% do đà lao dốc của nhóm cổ phiếu năng lượng và tài chính. Còn Shenzhen Composite đã bước vào thị trường con gấu từ tháng 2/2018. Chỉ số MSCI China Index đã rớt 14% so với mức đỉnh năm 2018.

Làn sóng bán tháo gần đây cho thấy mọi thứ có thể thay đổi nhanh đến thế nào. Chỉ mới vài tháng trước, có vẻ như nhà đầu tư đã có được tỷ suất sinh lợi tốt hơn sau nhiều năm có tỷ suất sinh lợi đáng thất vọng. Chỉ số Shanghai Composite có khởi đầu năm tốt nhất kể từ năm 2009, và tại thời điểm đó, đồng Nhân dân tệ thì đang tăng nhanh nhất kể từ ít nhất là năm 2007.

Sự suy giảm hiện nay trông giống với tình hình năm 2015, thời điểm sự vụn vỡ của hiện tượng bong bóng cổ phiếu và đà rớt giá đột ngột của đồng Nhân dân tệ đã làm chao đảo thị trường toàn cầu và khiến các nhà quản lý quỹ quốc tế hoài nghi về sự kiểm soát kinh tế của Chính phủ Trung Quốc. Hiện nay, họ phải giải quyết một vấn đề lớn hơn là tình trạng nợ quá mức bằng cách giới hạn các kênh cấp vốn ngầm.

“Nhiều nhà đầu tư trong nước vẫn tỏ ra cảnh giác rằng các cơ quan quản lý vẫn xem việc giảm bớt đòn bẩy và rủi ro tài chính là mục tiêu dài hạn của họ”, Tai Hui, Chiến lược gia thị trường tại JPMorgan Asset Management khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho hay, “Tâm lý nhà đầu tư có thể vẫn là thận trọng”.

Trong tháng 6/2018, chỉ số Shanghai Composite đã tụt 8.1%, chuẩn bị ghi nhận thành quả tệ nhất kể từ tháng 1/2016. Bất ngờ nhất là làn sóng bán tháo vẫn diễn ra khi MSCI vừa mới thêm cổ phiếu loại A của Trung Quốc vào chỉ số thị trường mới nổi và đồng Nhân dân tệ rớt 2.4%. Trong khi đó, trái phiếu lại có thành quả vượt trội. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Trung Quốc kỳ hạn 10 năm giảm xuống đáy 2 tháng khi nhà đầu tư chuyển sang các kênh trú ẩn an toàn.

Tình trạng bán tháo ngày càng trầm trọng hơn vào cuối tuần trước, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế bổ sung lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và thêm 200 tỷ USD nếu Bắc Kinh trả đũa.

Trong ngày thứ Hai (25/06), Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng, Peter Navarro cố gắng xoa dịu lo ngại của nhà đầu tư về chính sách thương mại Mỹ. Dù vậy, nhiều người vẫn lo ngại liệu nền kinh tế Trung Quốc có thể đứng vững trước các động thái từ Donald Trump.

Các thị trường khác cũng bắt đầu lao dốc, trong đó thị chứng khoán Mỹ giảm mạnh hôm thứ Hai (25/06). Trong tuần tính tới ngày 20/06/2018, nhà đầu tư đã rút khoảng 13 tỷ USD ra khỏi các quỹ cổ phiếu trên toàn cầu, và một số quỹ lớn nhất trên thế giới tái cơ cấu lại danh mục để giảm bớt rủi ro và gia tăng nắm giữ tiền mặt.

“Thị trường có thể tiếp tục suy giảm vì vẫn còn khó để đo lường tác động từ căng thẳng thương mại”, Qian Qimin, Chiến lược gia tại Shenwan Hongyuan Group Co. ở Thượng Hải, cho hay. “Nhà đầu tư liên tục né tránh rủi ro”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Đâu là lý do giải thích cho đà bán tháo gần đây trên TTCK Mỹ? (26/06/2018)

>   Bốc hơi 1.8 ngàn tỷ USD, TTCK Trung Quốc chính thức hóa gấu (26/06/2018)

>   TTCK châu Á xóa bớt đà giảm, sắc xanh xuất hiện ở Nhật Bản (26/06/2018)

>   Shanghai giảm 1.5% và bước vào thị trường con gấu (26/06/2018)

>   TTCK châu Âu đỏ lửa, FTSE MIB lao dốc hơn 500 điểm (26/06/2018)

>   Dow Jones sụt hơn 300 điểm, Nasdaq giảm hơn 2% (26/06/2018)

>   Giảm gần 400 điểm, Dow Jones rớt ngưỡng trung bình động 200 ngày (25/06/2018)

>   Giảm 10%, chứng khoán Singapore bước vào phạm vi điều chỉnh (25/06/2018)

>   Trước làn sóng bán tháo trên TTCK, Trung Quốc đã làm gì? (25/06/2018)

>   Shanghai Composite và Hang Seng giảm tiếp 1% (25/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật