Thứ Ba, 03/04/2018 19:00

Alibaba đang thua Tencent trong cuộc chiến thanh toán trị giá ngàn tỷ ở Trung Quốc?

Hai ông lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử của Trung Quốc, Alibaba và Tencent, đã bị kẹt trong một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt để thống trị thị trường thanh toán di động trị giá ngàn tỷ của quốc gia này – một cuộc tranh tài mà giờ đây đã đạt đến điểm bùng phát với những dấu hiệu cho thấy một bên đang bắt đầu vượt lên phía trước.

Tencent, công ty bị cho là đi sau Alibaba vài năm trong chuyện xâm nhập thị trường, đang dần thu hẹp khoảng cách dẫn trước của đối thủ. Dù dịch vụ thanh toán của họ còn xếp sau Alipay về mặt thị phần, nhưng các nhà phân tích cho rằng công ty này hiện có nhiều tiềm năng nắm được tăng trưởng thanh toán trực tuyến nhanh chóng của Trung Quốc hơn, khi ví điện tử tiếp tục vượt trội hơn các thẻ ngân hàng, trở thành một phương thức thanh toán được yêu thích cho người dùng điện thoại thông minh rành công nghệ.

Kết nối WeChat

Phần lớn thành công trong mảng thanh toán của Tencent đều là nhờ WeChat – ứng dụng nhắn tin phổ biến của họ – với 1 tỷ người dùng hàng tháng. Bằng cách tích hợp các chức năng như mua sắm trực tuyến và thanh toán điện tử vào ứng dụng này, nơi mà một người dùng dành trung bình hơn một giờ cho WeChat để nhắn tin và đọc tin mỗi ngày, thì ít có lý do gì để người dùng rời khỏi nền tảng này để đến với các dịch vụ khác. Zhang Yu, Chuyên gia phân tích của công ty tư vấn iResearch ở Bắc Kinh, ước tính rằng 80% người dùng WeChat đã dùng thử dịch vụ thanh toán Ten Pay của Tencent. Và Ten Pay hiện có nhiều người dùng ở tình trạng active (vẫn còn đang dùng) hơn so với con số 520 triệu của Alipay, các nhà điều hành của công ty cho biết trong báo cáo lợi nhuận quý 4 hồi tuần trước.

Điều này dẫn tới sự gia tăng thị phần nhanh chóng của Tencent. Trong quý 3 năm 2017, thị trường thanh toán di động của Trung Quốc đã tăng 28% so với cách đây 1 năm, lên 4.7 ngàn tỷ USD, và Alibaba hiện có 53% thị phần. Ten Pay đã theo sát với 40% thị phần, công ty tư vấn Analysys International ở Bắc Kinh cho biết. Đó là một bước lùi lớn đối với Alipay vì dữ liệu của Analysys International cho thấy rằng đầu năm 2014, Alipay chiếm 70% thị trường này.

Tuy nhiên, Alibaba không phải là không có những lợi thế riêng của mình. Cùng với Ant Financial, công ty này đang tìm kiếm sự hợp tác với các nhà hàng và những chuỗi bán lẻ như Intime và Suning, nơi mà Alipay đã trở thành chọn lựa thanh toán đầu tiên. Điều này giúp bù cho phần thâm hụt trong lượng người dùng bằng cách thúc đẩy khối lượng giao dịch, khi người mua sắm trả cho các món hàng có giá trị lớn hơn như quần áo, các bữa ăn và những thiết bị điện tử ở đó. Trong khi đó, theo Chuyên gia Zhang của iResearch, Ten Pay hiện được sử dụng rộng rãi bởi những cửa hiệu nhỏ hơn, như các cửa hàng tiện lợi, vì quy trình đăng ký làm người bán của Ten Pay thường nhanh hơn. Tuy vậy, công ty này cũng đang chạy đua tìm sự hợp tác với các nhà bán lẻ có tên tuổi lớn, và Walmart gần đây đã bỏ Alipay để sử dụng hệ thống WeChat ở Trung Quốc.

Alibaba và Ant Financial đang chi mạnh để giành lại lợi thế đã mất. Bắt đầu từ tháng 12 năm ngoái, Alipay đã dành ra 1 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 160 triệu USD) cho các đợt khuyến mãi mới trên thị trường. Người tiêu dùng có thể tiết kiệm lên tới vài USD cho mỗi lần mua thông qua dịch vụ này – điều mà có thể “cám dỗ” người mua sắm sử dụng Alipay thường xuyên hơn.

Tiềm năng mạnh hơn

Với những nền tảng thanh toán kỹ thuật số hiện gần như hiện diện khắp mọi nơi ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải, tăng trưởng sẽ đến từ các khu vực xa xôi hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng chính Tencent mới là công ty đang thành công trong việc thu hút người dùng mới ở đó.

Điều này cơ bản là vì những người dân bên ngoài các đô thị lớn của Trung Quốc hiện có ít động lực rời bỏ WeChat và tải Alipay về xài. Không giống như các cư dân ở những khu vực phát triển hơn, họ không dùng các trung tâm mua sắm trực tuyến của Alipay thường xuyên bằng. Các trung tâm mua sắm này hiện kiểm soát 80% thị trường thương mại trực tuyến trị giá 370 tỷ USD của Trung Quốc và sử dụng Alipay như là phương thức thanh toán mặc định. (WeChat đã bị loại khỏi các nơi này kể từ năm 2013 khi Alibaba muốn quảng bá Alipay nhiều hơn). Theo Steven Zhu, Chuyên gia phân tích cao cấp tại hãng tư vấn Pacific Epoch, trong bối cảnh việc mua sắm trực tuyến không phổ biến, các cư dân có thể chỉ dùng WeChat như là một nền tảng đa dịch vụ để nhắn tin trực tuyến cũng như mua sắm hàng ngày.

Chẳng hạn, Chen Aiyun, một phụ nữ 30 tuổi đang sống ở thành phố Liaocheng thuộc tỉnh Sơn Đông, nói rằng bà thấy Alipay là không cần thiết. Bà Chen hiện dùng WeChat cho những giao tiếp xã hội và mua sắm hàng hóa hàng ngày ở các cửa hàng tiện lợi. Khi bà mua sắm trực tuyến, thì Pinduoduo, một dịch vụ mua sắm tiết kiệm của Tencent, chính là chọn lựa đầu tiên của bà.

“Tôi không muốn tải một ứng dụng thanh toán khác. Nó thật rắc rối và chiếm không gian trên điện thoại của tôi”, bà Chen nói với Forbes.

Áp lực lợi nhuận biên

Mặc dù vậy, không phải tất cả đều là tin tốt lành cho Tencent. Để dành được sự chú ý của người dùng, công ty này hiện không có chọn lựa nào khác ngoài cách phải chi tiền cho marketing nhiều như Alipay. Các nhà điều hành của họ cho biết trong buổi công bố lợi nhuận hồi tuần trước rằng điều này, cộng với những vụ đầu tư khác về nội dung và công nghệ, sẽ làm giảm lợi nhuận biên của Tencent. Cảnh báo này đã khiến cổ phiếu Tencent mất 4.8%.

Tuy nhiên, lợi nhuận cũng rất lớn. Bằng cách thu hút người dùng đến với các dịch vụ thanh toán của mình, Alibaba và Tencent có thể thu về nhiều dữ liệu tài chính hơn và qua đó đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng. Những động thái đó hiện dọn đường cho việc đưa ra nhiều dịch vụ hơn như cho vay và bảo hiểm trực tuyến, bằng những thuật toán đào dữ liệu và lịch sử tín dụng của công ty này để mang lại các sản phẩm tài chính phù hợp từng đối tượng.

Tăng trưởng trong lĩnh vực này hiện rất nhanh. Theo công ty này, năm ngoái, dịch vụ cho vay mới nổi của Tencent là Weilidai đã có hơn 100 tỷ Nhân dân tệ (16 tỷ USD) nợ quá hạn. Quỹ thị trường tiền tệ Yu’e Bao của Ant Financial – nơi người dùng có thể truy cập trực tiếp bên trong Alipay và đầu tư lên tới 3,000 USD với lợi nhuận thường niên khoảng 4% – hiện quản lý 160 tỷ USD. Điều này biến nó thành quỹ thị trường tiền tệ lớn nhất thế giới.

“Có nhiều cơ hội đến từ các dữ liệu được thu thập từ những nền tảng đó. Nhiều người sẽ tập trung xoay quanh các cơ hội đó trong vài năm tới”, Zennon Kapron, sáng lập viên của công ty tư vấn KapronAsia ở Thượng Hải, dự báo.

Nhã Thanh (Theo Forbes)

FiLi

Các tin tức khác

>   Alibaba thâu tóm start-up giao nhận thức ăn Ele.me để cạnh tranh với Tencent (02/04/2018)

>   Bahrain phát hiện mỏ dầu lớn nhất kể từ năm 1932 (02/04/2018)

>   Đáp trả lại Mỹ, Trung Quốc tuyên bố áp thuế mới lên 128 sản phẩm từ Mỹ (02/04/2018)

>   Nợ hộ gia đình Trung Quốc tăng cao chưa từng thấy (30/03/2018)

>   Barclays nộp phạt 2 tỷ USD vì cáo buộc gian lận (30/03/2018)

>   Microsoft tái tổ chức và dần tách rời với hệ điều hành Windows (30/03/2018)

>   Vàng thế giới tăng 3 quý liên tiếp (30/03/2018)

>   Dầu vọt hơn 7% trong quý leo dốc thứ 3 liên tiếp (30/03/2018)

>   Hai hãng xe hơi Nissan và Renault tính chuyện sáp nhập thành một công ty (29/03/2018)

>   WTO: Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc sẽ có tác động nặng nề tới kinh tế toàn cầu (29/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật