Thứ Hai, 05/03/2018 16:34

Hủy niêm yết chứng quyền trong trường hợp nào?

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa công bố quy chế niêm yết và công bố thông tin đối với chứng quyền có bảo đảm tại Sở.

Theo đó, chứng quyền đủ điều kiện niêm yết lần đầu là chứng quyền  đã được UBCKNN cấp giấy chứng nhận chào bán đáp ứng các tiêu chí: giá chào bán tối thiểu là 1,000 đồng, tỷ lệ chuyển đổi là 1:1 hoặc n:1 (n là bội số của 1), có hồ sơ đăng ký niêm yết chứng quyền đầy đủ và hợp lệ theo quy định.

Sau khi SGDCK ra quyết định chấp thuận niêm yết chứng quyền và chứng quyền được chính thức giao dịch, tổ chức phát hành có thể thay đổi đăng ký niêm yết chứng quyền: thay đổi tăng khi có đợt chào bán bổ sung đối với chứng quyền đã phát hành và thay đổi giảm khi hủy niêm yết một phần chứng quyền.

Đối với trường hợp thay đổi giảm, sau thời hạn 3 tháng kể từ ngày chào bán, số lượng chứng quyền đang lưu hành ít hơn 50% số lượng chứng quyền đã phát hành thì tổ chức phát hành phải hủy niêm yết một phần chứng quyền chưa lưu hành tương đương 40% số lượng chứng quyền đã phát hành.

Nếu tổng số lượng chứng khoán cơ sở được quy đổi từ các chứng quyền đã phát hành thuộc tất cả các tổ chức phát hành vượt quá 9% so với tổng số lượng chứng khoán cơ sở tự do chuyển nhượng thì tổ chức phát hành phải hủy niêm yết một phần chứng quyền chưa lưu hành có thời gian còn lại ít hơn 2 tháng tính từ ngày phát sinh tỷ lệ vượt đến ngày đáo hạn theo nguyên tắc:

  • Hủy niêm yết 80% số lượng chứng quyền đã phát hành trong trường hợp số lượng chứng quyền đang lưu hành ít hơn 5% số lượng đã phát hành.
  • Hủy niêm yết 70% số chứng quyền đã phát hành trong trường hợp số lượng chứng quyền đang lưu hành từ 5% đến 10% số lượng đã phát hành.

Chứng quyền sẽ bị hủy niêm yết toàn bộ nếu cần thiết để bảo vệ quyền lợi NĐT

Chứng quyền sẽ bị hủy niêm yết toàn bộ nếu thuộc các trường hợp như chứng quyền đáo hạn (kể cả trường hợp bị tạm ngừng giao dịch đến thời gian đáo hạn) hay chứng khoán cơ sở bị hủy niêm yết.

Khi tổ chức phát hành đình chỉ, tạm ngừng hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động; hoặc tổ chức phát hành hủy niêm yết tự nguyện toàn bộ chứng quyền chưa lưu hành sau ngày niêm yết tối thiểu là một 1 tháng trong trường hợp tổ chức phát hành đã sở hữu toàn bộ số chứng quyền đã phát hành; hoặc tổ chức phát hành chứng quyền vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ tạo lập thị trường dẫn đến bị chấm dứt hoạt động tạo lập thị trường hoặc vi phạm nghĩa vụ trong hoạt động phòng ngừa rủi ro thì chứng quyền sẽ bị hủy niêm yết toàn bộ.

Ngoài ra, chứng quyền có thể bị hủy niêm yết toàn bộ nếu SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và sau khi được UBCKNN chấp thuận.

Về giá thanh toán vào ngày đáo hạn của chứng quyền, SGDCK thực hiện tính toán và công bố giá thanh toán vào ngày đáo hạn của chứng quyền. Đối với chứng quyền dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu và thực hiện theo kiểu Châu Âu, giá thanh toán chứng quyền khi thực hiện quyền là bình quân giá đóng cửa của chứng khoán cơ sở trong năm 5 ngày giao dịch liền trước ngày đáo hạn, không bao gồm ngày đáo hạn.

Nếu chứng quyền bị hủy niêm yết, trong vòng 24 giờ kể từ ngày có quyết định hủy niêm yết chứng quyền, tổ chức phát hành phải công bố cách thức xác định giá thanh toán chứng quyền cho người sở hữu chứng quyền từ ngày hủy niêm yết có hiệu lực, bao gồm các căn cứ xác định các thông số tính toán giá thanh toán.

Trong trường hợp hủy niêm yết, giá mua lại chứng quyền trước ngày hủy niêm yết có hiệu lực là mức giá thị trường và phải tuân thủ theo các quy định về tạo lập thị trường của SGDCK.


Thu Phong

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng quyền có bảo đảm sẽ bị tạm ngừng giao dịch nếu CTCK phát hành không tuân thủ phòng ngừa rủi ro (03/03/2018)

>   Chứng quyền có bảo đảm: Thuế thu nhập cá nhân là 0.1% giá chuyển nhượng từng lần (09/02/2018)

>   Kỳ 3: Lợi ích và rủi ro của chứng quyền có bảo đảm (22/02/2018)

>   Covered Warrant: Cuối cùng cũng tìm được tiếng nói chung giữa các bên về phòng ngừa rủi ro? (02/02/2018)

>   HOSE: Covered warrant dự kiến chính thức “chạy” vào cuối tháng 3/2018 (01/02/2018)

>   Kỳ 2: Các trạng thái moneyness của một chứng quyền có đảm bảo (18/02/2018)

>   Kỳ 1: Hiểu như thế nào về sản phẩm Chứng quyền có bảo đảm? (12/12/2017)

>   Dự thảo hướng dẫn kế toán chứng quyền cho CTCK, dự kiến áp dụng từ năm 2018 (23/11/2017)

>   Cổ phiếu nào đủ điều kiện là chứng khoán cơ sở của chứng quyền có đảm bảo? (17/11/2017)

>   Vận hành chứng quyền tại Việt Nam, khác gì với bạn bè quốc tế? (21/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật