Thứ Sáu, 09/02/2018 09:32

Chứng quyền có bảo đảm: Thuế thu nhập cá nhân là 0.1% giá chuyển nhượng từng lần

Thuế nhu nhập cá nhân áp dụng cho nhà đầu tư kinh doanh chứng quyền có bảo đảm có thuế suất là 0.1% giá chuyển nhượng từng lần.

Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân đối với chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant) là chứng quyền mua dựa trên tài sản cơ sở là cổ phiếu niêm yết, thực hiện quyền kiểu châu Âu và có phương thức thanh toán bằng tiền.

Về thuế GTGT, các hoạt động liên quan đến chào bán, niêm yết, giao dịch, tạo lập thị trường, kinh doanh chứng khoán, bù trừ, thanh toán chứng quyền thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Về thuế TNDN, công ty chứng khoán phát hành chứng quyền và nhà đầu tư là doanh nghiệp trong nước có thu nhập từ chứng quyền có bảo đảm (thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh, chào bán và thanh toán chứng quyền, hoạt động tạo lập thị trường và phòng ngừa rủi ro) thì khoản thu nhập này chịu mức thuế suất 20%.

Khoản chênh lệch tăng/giảm do đánh giá lại chứng quyền có bảo đảm và tài sản cơ sở cuối năm, doanh nghiệp không tính vào thu nhập/chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Với tổ chức nước ngoài có thu nhập từ chuyển nhượng chứng quyền có bảo đảm áp dụng tỷ lệ thuế 0.1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.

Về thuế TNCN, trường hợp trước ngày đáo hạn, nhà đầu tư chuyển nhượng chứng quyền, do CW được giao dịch tương tự như chứng khoán cơ sở nên thu nhập từ chuyển nhượng chứng quyền sẽ áp dụng thuế đối với chuyển nhượng chứng khoán, được xác định bằng giá chuyển nhượng CW từng lần nhân với thuế suất 0.1%. Trong đó, giá chuyển nhượng CW từng lần là giá khớp lệnh chứng quyền trên Sở nhân với số lượng chứng quyền.

Trường hợp trước ngày đáo hạn, chứng quyền bị hủy niêm yết, thu nhập từ chuyển nhượng chứng quyền được xác định bằng giá chuyển nhượng từng lần nhân với thuế suất 0.1%.

Theo quy định, giá chuyển nhượng CW là giá mua lại theo mức giá thị trường của tổ chức phát hành thông qua hoạt động tạo lập thị trường nhân với số lượng chứng quyền (trước ngày hủy niêm yết) hoặc giá thanh toán chứng quyền do tổ chức phát hành công bố nhân với số lượng chứng quyền (sau ngày hủy niêm yết).

Ví dụ nhà đầu tư mua 100 chứng quyền mua có tài sản cơ sở là cổ phiếu VNM với giá 1,400 đồng/chứng quyền, tỷ lệ chuyển đổi 10:1, giá thực hiện 150,000 đồng.

Nếu nhà đầu tư bán chứng quyền mua tại mức giá 2,000 đồng/chứng quyền thì số thuế phải nộp là 2,000 x 100 x 0.1% = 200 đồng.

Nếu chứng quyền bị hủy niêm yết và tổ chức phát hành công bố giá thanh toán là 2,000 đồng/chứng quyền, thì số thuế phải nộp là 2,000 x 100 x 0.1% = 200 đồng.

Trường hợp tại thời điểm nhà đầu tư thực hiện quyền, do hiện hành mới quy định thực hiện quyền chuyển giao bằng tiền nên thời điểm phát sinh thu nhập là thời điểm nhà đầu tư thực hiện quyền. Tại thời điểm thực hiện quyền chuyển giao bằng tiền, thu nhập của nhà đầu tư áp dụng mức thuế suất 0.1% trên giá chuyển nhượng CW từng lần. Trong đó giá chuyển nhượng CW từng lần là giá thanh toán của chứng khoán cơ sở nhân với số lượng chứng quyền chia cho tỷ lệ hoán đổi.

Cũng với ví dụ phía trên, giá thanh toán của tài sản cơ sở (VNM) do Sở công bố tại thời điểm thực hiện quyền là 155,000 đồng/cp. Số thuế nhà đầu tư phải nộp khi thực hiện quyền là 155,000 x (100:10) x 0.1% = 1,550 đồng.

Về thời điểm xác định thu nhập tính thuế, đối với công ty chứng khoán phát hành chứng quyền là thời điểm phát hành chứng quyền mua, thời điểm chứng quyền bị hủy niêm yết hoặc thời điểm thực hiện quyền. Đối với nhà đầu tư (bao gồm tổ chức và cá nhân), thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm nhà đầu tư chuyển nhượng quyền mua trên hệ thống giao dịch của Sở hoặc chứng quyền bị hủy niêm yết hoặc thời điểm nhà đầu tư thực hiện quyền.

Anh Đức

FiLi

Các tin tức khác

>   Kỳ 3: Lợi ích và rủi ro của chứng quyền có bảo đảm (22/02/2018)

>   Covered Warrant: Cuối cùng cũng tìm được tiếng nói chung giữa các bên về phòng ngừa rủi ro? (02/02/2018)

>   HOSE: Covered warrant dự kiến chính thức “chạy” vào cuối tháng 3/2018 (01/02/2018)

>   Kỳ 2: Các trạng thái moneyness của một chứng quyền có đảm bảo (18/02/2018)

>   Kỳ 1: Hiểu như thế nào về sản phẩm Chứng quyền có bảo đảm? (12/12/2017)

>   Dự thảo hướng dẫn kế toán chứng quyền cho CTCK, dự kiến áp dụng từ năm 2018 (23/11/2017)

>   Cổ phiếu nào đủ điều kiện là chứng khoán cơ sở của chứng quyền có đảm bảo? (17/11/2017)

>   Vận hành chứng quyền tại Việt Nam, khác gì với bạn bè quốc tế? (21/11/2017)

>   Chứng quyền có đảm bảo: CTCK làm gì với rủi ro bị lỗ vị thế? (27/11/2017)

>   VNDirect: Chứng quyền có đảm bảo dự kiến giao dịch vào cuối tháng 12/2017 (07/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật