Thứ Ba, 06/02/2018 10:26

Tại sao TTCK Mỹ lao dốc hơn 1,100 điểm?

Điều đầu tiên cần phải biết về đà lao dốc trên thị trường chứng khoán Mỹ trong ngày thứ Hai (05/02 – theo giờ địa phương) là nó không phải do bất kỳ yếu tố cơ bản nào cả.

Thực ra không có một thông tin nào cụ thể để giải thích cho đà lao dốc tích tắc hơn 1,500 điểm (trong phiên) của Dow Jones.

Thay vào đó, thị trường đã có một cái nhìn riêng – nơi tâm lý nhà đầu tư và thậm chí là hoạt động giao dịch tự động bằng máy tính đã đẩy Phố Wall rơi vào trạng thái hỗn loạn. Nỗi lo sợ đã bắt đầu nhen nhóm từ nhiều vấn đề, trong đó vấn đề lớn nhất là việc lãi suất ngày càng tăng.

* Có lúc sụt 1,600 điểm, Dow Jones chứng kiến phiên giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử

Michael Yoshikami, CEO của Destination Wealth Management, cho hay: “Hoảng loạn đã bắt đầu xuất hiện – một điều có thể rất tuyệt vời khi bạn thực sự nghĩ về nó”. “S&P 500 đang dao động ở mức bằng với thời điểm tháng 12/2017. Tôi nghĩ nhà đầu tư chỉ cảm thấy lo lắng – cũng dễ hiểu trong tình hình hiện nay. Có lẽ các hoạt động giao dịch bằng máy tính đã nhảy vào trong giai đoạn này”.

Một số khác đổ lỗi cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về sự đổ đèo của thị trường chứng khoán, hoặc ít nhất là đã dẫn tới tâm lý bán tháo trên thị trường.

Sau cuộc họp chính sách tuần trước, Fed đã lưu ý rằng lạm phát nhiều khả năng sẽ tăng trong tương lai. Điều này đã khiến thị trường chú ý. Và nỗi lo ngại về lạm phát ngày càng gia tăng khi Chính phủ Mỹ cho biết thu nhập trung bình mỗi giờ tăng 2.9% trong tháng 1/2018.

Nhà đầu tư nhanh chóng cho rằng Fed có khả năng tích cực nâng lãi suất nhiều lần hơn.

“Tôi không lo ngại về diễn biến này. Tất cả chỉ là một động thái của Fed", Joe LaVorgna, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Natixis, cho hay. “Nếu bạn không nghĩ lạm phát gia tăng thì bạn cũng sẽ không nghĩ Fed sẽ tích cực nâng lãi suất nhiều lần hơn”.

“Thật là đáng sợ. Nhiều người kiếm được hàng đống tiền trong vòng 9 năm vừa qua”, Stephen Weiss, nhà sáng lập và đối tác quản lý tại Short Hills Capital Partners, cho hay. “Tôi nghĩ thị trường chứng khoán còn có thể giảm tiếp. Đây rõ ràng không phải yếu tố kích thích chúng ta nhảy vào thị trường”.

Được biết, Dow Jones đã tăng vọt 40% kể từ lúc Donald Trump trúng cử Tổng thống Mỹ.

“Thị trường đơn giản là không tin rằng các chỉ số có thể tăng như vậy trong thời gian quá dài”, ông Yoshikami cho biết.

“Điều quan trọng, tôi nghĩ mọi người cần lưu ý rằng thị trường diễn biến quá nhanh chóng trong khi các yếu tố cơ bản thì lại không thay đổi nhanh chóng đến thế”,  Richard Bernstein, CEO của Richard Bernstein Advisors, cho hay.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Chứng khoán châu Á đỏ lửa, Hang Seng rớt hơn 1,600 điểm (06/02/2018)

>   Có lúc sụt 1,600 điểm, Dow Jones chứng kiến phiên giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử (06/02/2018)

>   TTCK toàn cầu kéo nhau giảm mạnh, chỉ là điều chỉnh? (05/02/2018)

>   Cổ phiếu sòng bạc Macau sụt giảm vì tin Trung Quốc tính mở sòng bạc ở đảo Hải Nam (05/02/2018)

>   Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ (05/02/2018)

>   Phải chăng đà bán tháo trên TTCK Mỹ là khởi đầu cho thứ gì đó lớn hơn? (03/02/2018)

>   Rớt thảm 666 điểm trong phiên, Dow Jones chứng kiến tuần tồi tệ nhất trong 2 năm (03/02/2018)

>   Amazon công bố doanh thu khủng, Jeff Bezos “đút túi” 6.5 tỷ USD (02/02/2018)

>   Phố Wall trái chiều vì nhóm cổ phiếu công nghệ (02/02/2018)

>   Dow Jones và S&P chứng kiến tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2016 (01/02/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật