Thứ Ba, 06/02/2018 16:00

Chứng khoán châu Á đỏ lửa, Hang Seng rớt hơn 1,600 điểm

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,649.80 điểm (tương ứng 5.12%) xuống còn 30,595.42 điểm. Nhóm cổ phiếu tài chính giảm mạnh, trong đó cổ phiếu HSBC sụt 2.96% và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (China Construction Bank) mất 5.99%.

Trên thị trường chứng khoán Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,071.84 điểm (tương ứng 4.73%) xuống 21,610.24 điểm khi tất cả lĩnh vực đều suy yếu. Dẫu vậy, chỉ số này đã xóa bớt đà giảm trong phiên sau khi mất gần 1,600 điểm trước đó.

Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 38.44 điểm (tương ứng 1.54%) xuống 2,453.31 điểm, và ASX 200 của Australia mất 192.9 điểm (tương ứng 3.20%) còn 5,833.3 điểm.

Tại thị trường Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite lao dốc 117.79 điểm (tương ứng 3.38%) xuống 3,369.71 điểm, còn Shenzhen Composite mất 4.44% còn 1,726.09 điểm.

Diễn biến trên thị trường chứng khoán châu Á
Nguồn: CNBC

--------------------------------- 

Thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục nóng. Làn sóng bán tháo lan rộng từ thị trường chứng khoán Mỹ sang thị trường châu Á, đáng chú ý nhất là chỉ số Hang Seng “bay hơi” gần 1,400 điểm.

Tính tới lúc 10h40 sáng ngày thứ Ba (giờ Việt Nam), tại thị trường Hồng Kông, chỉ số Hang Seng lao dốc 1,385.39 điểm (tương ứng 4.30%).

Cũng chịu tình cảnh tương tự là chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản với mức sụt giảm 1,194.21 điểm (tương ứng 5.26%).

Diễn biến trên thị trường chứng khoán châu Á
Nguồn: CNBC

Bên cạnh đó, chỉ số ASX 200 của Australia trượt dốc 180.70 điểm (tương ứng 3%) và Kospi của Hàn Quốc mất 72.39 điểm (tương ứng 2.91%).

Trên thị trường Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite giảm 74.95 điểm (tương ứng 2.15%).

-----------------------------------

Thị trường chứng khoán châu Á lao dốc vào đầu phiên ngày thứ Ba (06/02), nối tiếp làn sóng bán tháo trên Phố Wall, trong đó Dow Jones sụt hơn 1,100 điểm và S&P 500 ghi nhận phiên giao dịch tồi tệ nhất trong 6 năm.

Trên thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,083.1 điểm (tương ứng 4.78%) khi tất cả các lĩnh vực đều lao dốc. Cổ phiếu của các công ty sản xuất xe hơi, tài chính và công nghệ đều suy giảm trong phiên giao dịch buổi sáng, trong đó cổ phiếu Toyota sụt 3.55%.

Trong số các cổ phiếu Bluechip, SoftBank Group “bốc hơi” 5.07% và Fanuc Manufacturing mất 4.74%. Còn Fast Retailing sụt 4.21%.

Tại thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm mạnh 2.78%. Các cổ phiếu Bluechip đồng loạt suy yếu, trong đó Samsung Electronics và SK Hynix giảm tương ứng 1.63% và 1.71% vào đầu phiên giao dịch.

Diễn biến trên thị trường chứng khoán châu Á
Nguồn: CNBC

Chỉ số ASX 200 của Australia sụt 2.92% khi thị trường rơi vào trạng thái bán tháo trên diện rộng. Chỉ số năng lượng là một trong những lĩnh vực có thành quả tồi tệ nhất trong phiên giao dịch buổi sáng, lao dốc 3.69% vì giá dầu giảm 2% trong đêm qua. Cổ phiếu Santos “bốc hơi” 4.92% và Oil Search mất 3.06%.

Nhóm cổ phiếu tài chính cũng giảm mạnh, trong đó cổ phiếu của 4 ngân hàng lớn nhất của Australia cũng trên đà trượt dốc. Cụ thể, cổ phiếu ANZ hạ 3.04% và Westpac sụt 3.58%.

Tại thị trường chứng khoán Hồng Kông, chỉ số Hang Seng lao dốc 3.15% vào đầu phiên giao dịch. Bên cạnh đó, chỉ số Shanghai Composite hạ 1.51% và Shenzhen Composite lùi 1.78%.

Đà bán tháo trên thị trường chứng khoán Mỹ trong đêm qua đã nới rộng đà lao dốc hôm thứ Sáu (02/02), khi nhà đầu tư gấp rút tìm lối thoát trước nỗi lo sợ về lãi suất ngày càng tăng.

Đêm qua, Dow Jones sụt 1,175.21 điểm (tương đương 4.6%) xuống 24,345.75 điểm, chỉ số S&P 500 mất 113.17 điểm (tương đương 4.1%) còn 2,648.96 điểm và chỉ số Nasdaq Composite lùi 273.42 điểm (tương đương 3.78%) xuống 6,967.53 điểm. Dow Jones đã lao dốc 8.5% từ mức cao kỷ lục xác lập được vào ngày 26/01/2018, còn S&P 500 sụt 7.8% trong khoảng thời gian này.

Kathy Lien, Giám đốc phụ trách chiến lược ngoại hối tại BK Asset Management, cho biết nỗi lo về các tác động tiêu cực từ việc lãi suất ngày càng tăng là yếu tố chính dẫn tới đà bán tháo từ hôm thứ Sáu (02/02).

Cùng lúc đó, giá trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng trong đêm qua nhờ vào nhu cầu trú ẩn an toàn của nhà đầu tư. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm ở mức 2.7093% sau khi leo lên mức cao nhất là 2.88% hôm thứ Hai (05/02).

Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đồng USD, thước đo diễn biến của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, ở mức 89.657. Tỷ giá USD/JPY ở mức 109.15, sau khi rơi xuống mức 108.98 trong đêm qua.

Trên thị trường năng lượng, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3 trên sàn Nymex sụt 1.30 USD (tương đương 2%) xuống 64.15 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 22/01/2018, dữ liệu từ FactSet cho thấy. Hợp đồng dầu Brent giao tháng 4 trên sàn Luân Đôn lùi 96 xu (tương đương 1.4%) xuống 67.62 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất trong 4 tuần.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Có lúc sụt 1,600 điểm, Dow Jones chứng kiến phiên giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử (06/02/2018)

>   TTCK toàn cầu kéo nhau giảm mạnh, chỉ là điều chỉnh? (05/02/2018)

>   Cổ phiếu sòng bạc Macau sụt giảm vì tin Trung Quốc tính mở sòng bạc ở đảo Hải Nam (05/02/2018)

>   Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ (05/02/2018)

>   Phải chăng đà bán tháo trên TTCK Mỹ là khởi đầu cho thứ gì đó lớn hơn? (03/02/2018)

>   Rớt thảm 666 điểm trong phiên, Dow Jones chứng kiến tuần tồi tệ nhất trong 2 năm (03/02/2018)

>   Amazon công bố doanh thu khủng, Jeff Bezos “đút túi” 6.5 tỷ USD (02/02/2018)

>   Phố Wall trái chiều vì nhóm cổ phiếu công nghệ (02/02/2018)

>   Dow Jones và S&P chứng kiến tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2016 (01/02/2018)

>   Đi đứt hơn 360 điểm, Dow Jones có 2 phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2016 (31/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật