Thứ Tư, 07/02/2018 10:16

Nhìn lại hành trình chuyển đổi trạng thái của TTCK Mỹ

Trong hơn 12 tháng vừa qua, thị trường chứng khoán Mỹ trông khá là tẻ nhạt với mức biến động rất thấp.

Vậy mà 3 phiên giao dịch vừa qua, mức độ biến động tăng vọt đến mức không ngờ.

Thị trường nhanh chóng chuyển từ trạng thái lặng thinh sang trạng thái bán tháo dữ dội, bắt đầu từ ngày thứ Sáu và lên tới đỉnh điểm là ngày thứ Hai (05/02) khi Dow Jones “bốc hơi” tới gần 1,200 điểm (trong phiên còn có lúc mất gần 1,600 điểm). Sau đó, thị trường bắt đầu phục hồi trở lại.

Nhìn lại diễn biến trên thị trường chứng khoán Mỹ từ đầu năm đến nay

Dow Jones chạm mức cao nhất mọi thời đại tại 25,000 điểm vào đầu tháng 1/2018, và cán mốc 26,000 điểm chỉ 7 ngày sau đó. Vậy rắc rối bắt đầu từ khi nào?

Dấu hiệu biến động đầu tiên thực ra đã xuất hiện từ 1 tuần trước đó.

Vào ngày 29/01/2018, Dow Jones sụt gần 100 điểm khi lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm vượt ngưỡng 2.7%, mức cao nhất trong gần 4 năm.

Ngày kế đó (30/01) – chỉ vài giờ trước khi Tổng thống Donald Trump đưa ra Thông điệp Liên bang (State of the Union) – Dow Jones sụt 363 điểm (tương ứng 1.4%). Mức giảm 2% trong 2 ngày đã được xem là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2016.

Sau đó, tình hình có vẻ ổn định trở lại trong ngày 31/01 và 01/02 – khi Dow Jones tăng nhẹ.

Rồi ngày thứ Sáu (02/02) định mệnh cũng tới.

Đó là khi Dow Jones rớt thảm 666 điểm (tương ứng 2.5%) – mức giảm mạnh nhất về phương diện phần trăm kể từ sự kiện Brexit hồi tháng 6/2016.

Làn sóng bán tháo nới rộng sang ngày thứ Hai (05/02). Tại một thời điểm trong ngày 05/02, Dow Jones bất ngờ lao dốc 1,597 điểm. Nhưng sau đó Dow Jones xóa bớt đà giảm, và khép lại ngày 05/02 với mức giảm 1,175 điểm (tương ứng 4.6%).

Bên cạnh đó, làn sóng bán tháo còn lan rộng đến các thị trường chứng khoán ở châu Á và châu Âu.

Phần lớn các thị trường châu Âu đều mất khoảng 2%. Các cổ phiếu ở Đức, Thụy Điển và Tây Ban Nha rơi vào trạng thái điều chỉnh, giảm 10% so với mức cao kỷ lục. Còn ở châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản lao dốc 4.7% và Hang Seng của Hồng Kông sụt 5.1%.

Vào ngày thứ Ba (06/02), thị trường chứng khoán Mỹ quay đầu tăng mạnh trở lại sau một phiên giao dịch đầy biến động. Dow Jones ghi nhận phiên tăng điểm mạnh nhất kể từ tháng 8/2015.

Thực ra chẳng có lý do nào giải thích cho diễn biến trên của thị trường chứng khoán Mỹ cả. Tuy nhiên, các chuyên gia đều đồng ý rằng thị trường cần sự điều chỉnh trước khi tăng mạnh trở lại.

“Hầu hết nhà đầu tư đều biết rằng chúng ta đã trong quá trình tăng điểm quá dài, do đó đà tăng phải chậm lại hoặc là phải bị điều chỉnh”, Kelly Bogdanova, Chuyên gia phân tích danh mục tại RBC Wealth Management, cho hay. “Chỉ là cực kỳ khó khăn để định thời điểm xảy ra những dự đoán trên”.

Kelly Bogdanova đề cập tới dữ liệu tiền lương – do Bộ Lao động Mỹ công bố hồi thứ Sáu (02/02) – là yếu tố chính dẫn tới làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Trong tháng 1/2018, tiền lương tăng ở mức nhanh nhất trong 8 năm, dựa trên số liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS). Điều này đã làm dấy lên lo ngại về lạm phát và rồi khiến nhà đầu tư suy đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể nâng lãi suất nhanh chóng hơn dự kiến.

Sau đó, thị trường trái phiếu cũng bắt đầu biến động. Lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm tăng lên đỉnh 4 năm tại 2.85% trong vài ngày gần đây, và ở mức 2.8% tại cuối phiên ngày thứ Ba (06/02).

Dẫu vậy, nền kinh tế Mỹ vẫn còn khá mạnh. Lợi nhuận doanh nghiệp ở mức rất cao.

“Khi mức độ biến động tăng mạnh, thường nó sẽ không biến mất ngay lập tức”, Bogdanova cho biết. “Chúng ta có thể chứng kiến một vài phiên biến động mạnh ở cả 2 chiều trong vài ngày, vài tuần và thậm chí là vài tháng tới”.

Vũ Hạo (Theo CNNMoney)

FiLi

Các tin tức khác

>   TTCK châu Á trái chiều (07/02/2018)

>   Sau 2 ngày bán tháo, Dow Jones phục hồi hơn 550 điểm (07/02/2018)

>   TTCK Mỹ: Bò - Gấu giằng co quyết liệt đầu phiên (06/02/2018)

>   Các hợp đồng tương lai chỉ số trên Phố Wall phục hồi trở lại, kỳ vọng TTCK Mỹ sẽ dễ thở hơn? (06/02/2018)

>   Tài sản 500 người giàu nhất “bốc hơi” 114 tỷ USD trong một ngày (06/02/2018)

>   Tại sao TTCK Mỹ lao dốc hơn 1,100 điểm? (06/02/2018)

>   Chứng khoán châu Á đỏ lửa, Hang Seng rớt hơn 1,600 điểm (06/02/2018)

>   Có lúc sụt 1,600 điểm, Dow Jones chứng kiến phiên giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử (06/02/2018)

>   TTCK toàn cầu kéo nhau giảm mạnh, chỉ là điều chỉnh? (05/02/2018)

>   Cổ phiếu sòng bạc Macau sụt giảm vì tin Trung Quốc tính mở sòng bạc ở đảo Hải Nam (05/02/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật