Thứ Năm, 08/02/2018 18:15

Góc nhìn 09/02: Tâm lý lo ngại bán ra tiếp tục đè nặng thị trường?

Theo nhận định của các công ty chứng khoán (CTCK), thị trường phiên 08/02 phản ánh khá rõ nét tâm lý của nhà đầu tư. Thanh khoản suy yếu đã cho thấy sự dè dặt và lo sợ sự điều chỉnh của thị trường. Cũng chính vì lý do đó khiến thị trường mất đi lực đỡ và sụt giảm sâu vào cuối phiên giao dịch. Sự phục hồi trở lại nhiều khả năng sẽ chỉ bắt đầu trong hai phiên đầu tuần sau.

Thử thách sẽ đến trong phiên cuối tuần

CTCK Sài Gòn Hà Nội (SHS): Lượng hàng bắt đáy T+3 còn chưa về tài khoản nhà đầu tư mà VN-Index đã giảm khá mạnh. Lực cầu suy yếu cùng áp lực bán cắt lỗ của nhà đầu tư đã khiến thị trường giao dịch tiêu cực. VN-Index kết phiên ở mức thấp nhất đã lấp được hoàn toàn khoảng gap 1,026-1,048 điểm giữa 2 phiên 05/02-06/02. SHS cho rằng, thử thách thật sự sẽ đến với thị trường trong phiên cuối tuần khi lượng hàng 364 triệu cổ phiếu sẽ về tài khoản.

Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của VN-Index và HNX-Index tiếp tục là Tiêu cực với các ngưỡng hỗ trợ gần nhất tại 1,005 điểm và 113 điểm. Dự báo, trong phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index có thể tiếp tục điều chỉnh với ngưỡng hỗ trợ gần nhất của chỉ số tại 1,005 điểm (MA50).

Nhà đầu tư ngắn hạn nên tiếp tục theo dõi thị trường và nếu có tỷ trọng cổ phiếu cao thì có thể tận dụng các nhịp hồi phục để giảm tỷ trọng về mức an toàn. Nhà đầu tư trung và dài hạn có thể tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đang có vị thế tốt trong danh mục và triển vọng tăng trưởng tích cực trong năm 2018.

Chờ đợi tín hiệu mới

CTCK KB Việt Nam (MSI): Trạng thái chung của thị trường không có thay đổi đáng kể nào. Các đề xuất được giữ nguyên cho đến khi thị trường xuất hiện các thông tin - tín hiệu mới. Trong 1-3 phiên giao dịch tới, có thể VN30 sẽ trở lại kiểm tra vùng kháng cự 1,033-1,055 lần nữa và phản ứng sau đó sẽ quyết định hướng đi của thị trường.

Hoạt động bán sẽ tiếp tục

CTCK Bảo Việt (BVS): Hoạt động bán có thể sẽ vẫn tiếp tục trong phiên 09/02 do hiệu ứng của kỳ nghỉ tết dài. Sự phục hồi trở lại nhiều khả năng sẽ chỉ bắt đầu trong hai phiên đầu tuần sau.

Thị trường đang điều chỉnh ngắn hạn

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): Thị trường phiên 08/02 phản ánh khá rõ nét tâm lý của nhà đầu tư. Thanh khoản suy yếu đã cho thấy sự dè dặt và lo sợ sự điều chỉnh của thị trường. Cũng chính vì lý do đó khiến thị trường mất đi lực đỡ và sụt giảm sâu vào cuối phiên giao dịch. Bộ đôi HAGHNG tiếp tục bị đẩy xuống mức giá sàn khi mà một số thông tin cho thấy hai mã này có khả năng bị hủy niêm yết.

BSI nhận định thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn khi mà sắp tới chưa có nhiều thông tin tích cực bổ sung cho thị trường.

Nhà đầu tư nên cẩn thận trong phiên giao dịch ngày 09/02 khi tâm lý lo ngại bán ra tiếp tục đè nặng thị trường. Bên cạnh đó, phiên thứ 6 (ngày 09/02) rơi vào phiên T+3 của phiên sụt giảm sâu nhất, điều này có thể phần nào khiến áp lực bán tiếp tục gia tăng. Sau đó kỳ nghỉ Tết cũng sẽ phần nào hạ nhiệt thị trường, nhiều khả năng thị trường sẽ quay lại trạng thái tích lũy và chờ đợi những thông tin tích cực từ báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 và họp ĐHĐCĐ.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 08/02: "Bulltrap" vẫn đang hiện hữu (07/02/2018)

>   Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nói gì về diễn biến thị trường? (07/02/2018)

>   Góc nhìn 07/02: Sớm chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất là đi vào xu hướng giảm giá (06/02/2018)

>   VN-Index rồi sẽ hồi phục 30-50% điểm số đã mất, là cơ hội để bán ra? (06/02/2018)

>   Thị trường sẽ ra sao và nhà đầu tư nên làm gì sau phiên rớt hơn 56 điểm? (06/02/2018)

>   Góc nhìn 06/02: Thị trường phản ứng tiêu cực (05/02/2018)

>   Chọn cổ phiếu nào cho tuần giao dịch cận Tết? (05/02/2018)

>   Góc nhìn tuần 05-09/02: Áp lực chốt lời lớn (04/02/2018)

>   Thị trường đang điều chỉnh, sau Tết sẽ vượt đỉnh lịch sử năm 2007 (05/02/2018)

>   Góc nhìn 02/02: VN-Index sẽ sớm hồi phục? (01/02/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật