Thứ Hai, 05/02/2018 18:05

Góc nhìn 06/02: Thị trường phản ứng tiêu cực

Nhà đầu tư nên giữ tỷ lệ tiền mặt cao trong khoảng thời gian sát Tết và chỉ tham gia thị trường khi những dấu hiệu hồi phục rõ nét, hạn chế bắt đáy trong thời điểm nhạy cảm.  

Nhà đầu tư hoang mang

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): Thị trường hôm 05/02 đã trải qua phiên điều chỉnh sâu nhất trong lịch sử. Thị trường có tới 71 mã giảm sàn, trong đó bao gồm những cái tên có ảnh hưởng rất mạnh đến thị trường như VIC, VCB, GAS, BID. Nhìn chung, các mã cổ phiếu tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm 2018 là những mã phải chịu sự điều chỉnh mạnh nhất. Thanh khoản dù tăng so với phiên cuối tuần trước nhưng là do áp lực bán mạnh cùng một số nhà đầu tư mạo hiểm bắt đáy.

BSI nhận định thị trường có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh trong những phiên sắp tới khi mà tâm lý chung các nhà đầu tư đang rất hoang mang. Bên cạnh tâm lý gần Tết bán mạnh như các năm trước, nhà đầu tư cũng bị ảnh hưởng bởi thông tin sẽ điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ lên 60% vào ngày 01/03/2018 thay vì 50% như hiện tại. Nhà đầu tư nên giữ tỷ lệ tiền mặt cao trong khoảng thời gian sát Tết và chỉ tham gia thị trường khi những dấu hiệu hồi phục rõ nét, hạn chế bắt đáy trong thời điểm nhạy cảm.

Thị trường đảo chiều, đi vào xu hướng giảm giá

CTCK KB Việt Nam (KBVN): Thị trường phản ứng tiêu cực mạnh mẽ hơn dự kiến do tác động từ thị trường thế giới. Rủi ro toàn phần đã tăng đến mức báo động khi thị trường không còn giữ được sự phân hóa thường thấy.

Quan điểm thận trọng quan sát và kiểm soát chặt chẽ rủi ro margin tiếp tục được đề xuất. Và có thể chúng ta phải sớm chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất: thị trường đảo chiều, đi vào xu hướng giảm giá.

Áp lực bán tăng mạnh

CTCK Bảo Việt (BVS): Áp lực bán tăng mạnh trên toàn thị trường dự kiến vẫn sẽ tiếp tục duy trì trong các phiên sắp tới, khiến rủi ro điều chỉnh của thị trường chung ở mức cao. Tuy nhiên biên độ điều chỉnh sẽ giảm đi đáng kể so với phiên hôm 05/02 đi kèm với diễn biến phân hóa mạnh giữa các nhóm ngành cổ phiếu.

VNINDEX sụt giảm mạnh 5.1% xuống 1,048.71 điểm. Mức giảm kỷ lục này đã khiến chỉ số chuyển biến theo chiều hướng xấu đi trong ngắn hạn. Với quán tính giảm mạnh trong phiên 05/02 thì nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục phải chịu áp lực giảm điểm trong phiên kế tiếp.

Thanh khoản tăng nhẹ so với phiên trước đó nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình, còn độ rộng thị trường tiêu cực. Lực cầu hoàn toàn lép vế và bị áp đảo hoàn toàn trước áp lực bán chốt lời và hạ tỷ trọng marign trước kỳ nghỉ lễ dài ngày đang đến gần. Điều này khiến cho thị trường sụt giảm mạnh trên diện rộng và gây ra tâm lý lo sợ, hoảng loạn cho nhà đầu tư. BVS cho rằng áp lực bán sẽ tiếp tục gia tăng mạnh trong nửa đầu phiên kế tiếp, sau đó tương quan cung cầu có thể trở nên cân bằng hơn khi chỉ số giảm về vùng hỗ trợ 1,000-1,020 điểm.

Chỉ số nhiều khả năng sẽ tiếp tục chịu áp lực sụt giảm và có thể xuất hiện hiện tượng bán tháo trong phiên kế tiếp. Đường giá được dự báo sẽ giảm về vùng hỗ trợ 1,000-1,020 điểm. Phản ứng hồi phục của thị trường được kỳ vọng sẽ xuất hiện tại vùng hỗ trợ này. Tuy nhiên, do kỳ nghỉ lễ dài ngày đang đến gần nên dòng tiền không còn duy trì được sức mạnh như giai đoạn trước. Vì thế, BVS cho rằng trong kịch bản chỉ số hồi phục tại vùng điểm trên thì chỉ số nhiều khả năng vẫn cần có thời gian dao động tích lũy để cân bằng lại áp lực cung cầu trên thị trường sau đó.

Vùng hỗ trợ gần của chỉ số nằm tại 1,000-1,020 điểm và 960-975 điểm. Vùng kháng cự gần của chỉ số nằm tại quanh 1,092 điểm và 1,120-1,130 điểm.

Kiểm tra vùng hỗ trợ 1,020-1,040 điểm

CTCK Asean (Asean Securities): Ngày 05/02, khối ngoại mua ròng hơn 72 tỷ đồng trên HOSE và mua ròng hơn 27.9 tỷ đồng trên HNX. Cụ thể, trên sàn HOSE, họ đã mua vào hơn 26.3 triệu cổ phiếu (trị giá 1,684 tỷ đồng) và bán ra hơn 22.8 triệu cổ phiếu (trị giá 1,612 tỷ đồng). Trên sàn HNX, họ mua vào gần 2.7 triệu cổ phiếu (trị giá 56.6 tỷ đồng) và bán ra hơn 1.3 triệu cổ phiếu (trị giá 28.8 tỷ đồng).

Dựa vào chuyển động của các chỉ báo kỹ thuật, Asean Securities cho rằng VN-Index sẽ kiểm tra vùng hỗ trợ gần nhất tại 1,020-1,040 điểm.

Trong kịch bản tiêu cực, vùng hỗ trợ gần của VN-Index được dự báo nằm tại 1,020-1,040 điểm. Đây được xem là điểm mua vào tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục. Xem xét bán ra khi thủng ngưỡng hỗ trợ 1,020. Vùng hỗ trợ tiếp theo được dự báo ở mức 980-1,000 điểm.

Trong kịch bản tích cực, vùng 1,060-1,080 điểm sẽ đóng vai trò là vùng kháng cự gần, đồng thời là điểm bán giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục. Vùng kháng cự tiếp theo được dự báo ở mức 1,100 -1,120 điểm.

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   Chọn cổ phiếu nào cho tuần giao dịch cận Tết? (05/02/2018)

>   Góc nhìn tuần 05-09/02: Áp lực chốt lời lớn (04/02/2018)

>   Thị trường đang điều chỉnh, sau Tết sẽ vượt đỉnh lịch sử năm 2007 (05/02/2018)

>   Góc nhìn 02/02: VN-Index sẽ sớm hồi phục? (01/02/2018)

>   Nhà đầu tư nên làm gì khi lỡ nhịp mua cổ phiếu đã tăng ở giai đoạn hiện tại? (02/02/2018)

>   Góc nhìn 01/02: Dấu hiệu rạn nứt gia tăng (31/01/2018)

>   Ông Bạch An Viễn: Xung lực thị trường đang rất tốt, khuyến khích chỉ nên mua vào và nắm giữ (31/01/2018)

>   Cổ phiếu nào nên nắm giữ chờ thời cơ (30/01/2018)

>   Góc nhìn 30/01: Áp lực chốt lời lớn (29/01/2018)

>   Góc nhìn 29/01-02/02: Rủi ro đã trở lại ở mức nguy hiểm? (28/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật