Thứ Ba, 26/12/2017 07:27

Nhật Bản lấy lại "ngôi vương" nhà đầu tư FDI tại Việt Nam

Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung trong 12 tháng năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 35,88 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ năm 2016. Vốn thực hiện ước đạt 17,5 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Nhật Bản vượt Hàn Quốc lấy lại ngôi vương nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.

Cụ thể, cả nước hiện có 2.600 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 21,3 tỷ USD. 1.188 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm xấp xỉ 8,41 tỷ USD. Lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, 12 tháng qua Việt Nam có 5.002 lượt dự án, với tổng giá trị góp vốn 6,19 tỷ USD.

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 15,87 tỷ USD, chiếm 44,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 8,37 tỷ USD, chiếm 23,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Đứng thứ ba là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,05 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Ba địa phương thu hút FDI nhiều nhất là Tp.HCM với 6,5 tỷ USD, Bắc Ninh (3,4 tỷ USD), Thanh Hoá (3,17 tỷ USD).

Theo đối tác đầu tư, có 115 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 9,11 tỷ USD, chiếm 25,4% tổng vốn đầu tư.

Vị trí này vốn dĩ Hàn Quốc soán lĩnh từ năm 2016 khi đầu tư hai dự án tỷ USD của Samsung tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và LG tại Hải Phòng. Trong nhiều tháng đầu năm của năm 2017, Hàn Quốc vẫn dẫn đầu trong nhóm các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.

Tuy nhiên, cuối năm nhiều dự án lớn tỷ USD của Nhật Bản đầu tư vào nhiệt điện giúp các nhà đầu tư đến từ xứ sở hoa anh đào lấy lại "ngôi vương" như: Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 và dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định 1 đều do các nhà đầu tư Nhật Bản tham gia.

Hiện, Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 8,49 tỷ USD, chiếm 23,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,3 tỷ USD, chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư.

Kiều Linh

VnEconomy

Các tin tức khác

>   VNPT: Lợi nhuận hợp nhất 2017 đạt hơn 5,000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm trước (25/12/2017)

>   Phá kỷ lục, gần 127.000 doanh nghiệp lập mới năm 2017 (25/12/2017)

>   Dán lệnh truy nã Vũ "nhôm" khắp Đà Nẵng (25/12/2017)

>   Dâu Tằm tơ Việt Nam thắp sáng tuần Văn hóa Trà - Tơ lụa Bảo Lộc (25/12/2017)

>   Bài học đội vốn metro (25/12/2017)

>   Bí thư Lạng Sơn làm Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí (24/12/2017)

>   Thu hút gần 36 tỉ đô la vốn ngoại năm 2017 (24/12/2017)

>   FTA: hãy lượng sức mình (24/12/2017)

>   Bức tranh thị trường phân phối xăng dầu sẽ được vẽ lại (24/12/2017)

>   Vẫn là chuyện cơ chế giám sát DNNN (24/12/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật