Thứ Ba, 13/09/2016 13:29

DRC – Cỗ máy siêu lợi nhuận cho cổ đông

Trải qua 10 năm niêm yết, Cao su Đà Nẵng (HOSE: DRC) xứng danh là cỗ máy siêu lợi nhuận cho cổ đông khi từ quy mô vốn 92.5 tỷ đã tăng lên trên 1,000 tỷ hoàn toàn bằng cp thưởng, cổ tức cp được chia, giá cổ phiếu cũng ngấp nghé 40,000 đồng/cp – mức cao nhất ngành. Ngoài ra, Công ty cũng dành ra những khoản tiền không nhỏ để chia cổ tức bằng tiền mặt.

Cao su Đà Nẵng chính thức chào sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) vào cuối năm 2006 với số vốn điều lệ chỉ 92.5 tỷ đồng. Trải qua 10 năm niêm yết, Công ty đã nhân 10 lần quy mô vốn điều lệ lên mức 1,187.9 tỷ đồng. Điểm đáng chú ý, DRC hệt như chú kiến chăm chỉ, cần mẫn mỗi năm tích cóp một phần nguồn lợi nhuận tạo ra để chia thưởng tăng quy mô vốn mà không cần huy động thêm vốn từ cổ đông. Những đợt phát hành chia thưởng lớn có thể kể đến như tháng 5/2007, DRC chia thưởng cp với tỷ lệ 41%; tháng 6/2010 thưởng cp tỷ lệ 100% tăng vốn gấp đôi lên 307.69 tỷ; năm 2011 và 2012 cùng thưởng cp tỷ lệ 50%; và mới đây tháng 6 vừa qua, Công ty thực hiện thưởng cp tỷ lệ 30% từ thặng dư vốn cổ phần, quỹ dự trữ bổ sung, quỹ đầu tư phát triển để tăng vốn lên mốc 1,187.9 tỷ đồng.

Bên cạnh cp thưởng thì DRC cũng khá hào phóng đối với chia cổ tức bằng tiền mặt. Từ năm 2007 đến 2015, đều đặn hàng năm Công ty chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông, tỷ lệ dao động trong khoảng 10% đến 30% và phổ biến nhất là 20% (4 lần).

Như vậy, mỗi cổ đông sở hữu 1 cp DRC từ thuở mới chào sàn đến nay đã tăng lên 13 cp cộng với phần cổ tức tiền mặt trong 10 năm qua là 144%.

Hiện nay, cp DRC đang giao dịch ở mức 40,000 đồng/cp, mức giá cao vượt trội so với hai đơn vị niêm yết cùng ngành là SRCCSM. Nói một cách khác, nhà đầu tư nào kiên trì sở hữu cổ phiếu DRC từ buổi mới niêm yết đến nay thì đã nhân tài khoản của mình lên rất nhiều lần.

Biểu đồ giá điều chỉnh của DRC từ khi niêm yết đến nay

                              

Được biết, trong cơ cấu cổ đông của DRC, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vẫn đang sở hữu tỷ lệ chi phối 50.51% vốn, duy trì từ năm 2006 đến nay và cổ đông ngoại sở hữu 37.24% (chủ yếu là tổ chức).

Luôn là con chim đầu ngành

Mặc dù chia thưởng lớn nhưng DRC không phải rơi vào trường hợp “nuôi mãi không lớn” mà trái lại quy mô ngày cành phình to và luôn giữ vững vị thế đi đầu trong lĩnh vực chuyên môn sản xuất săm lốp. Đạt được điều này là nhờ việc Công ty luôn duy trì được kết quả kinh doanh ổn định và tăng trưởng. Giai đoạn từ 2006 đến 2015, DRC đã đưa doanh thu thuần từ 926 tỷ lên mức 3,317 tỷ đồng, gấp 3.6 lần; biên lợi nhuận gộp cải thiện qua từng năm từ mức 12.5% lên 24.1%. Theo đó, lãi ròng đem về cho cổ đông công ty mẹ năm 2015 đạt 415 tỷ đồng, gấp 7.5 lần thuở mới niêm yết.

Hiện nay, tại thị trường nội địa có hai doanh nghiệp cùng ngành niêm yết là CSM, SRC và các doanh nghiệp FDI bao gồm Bridgestone, Michelin,… cạnh tranh trực tiếp với DRC. Xét về nhiều mặt như quy mô, tỷ suất lợi nhuận gộp và hiệu quả sử dụng vốn, tài sản thì DRC luôn nhỉnh hơn so với hai doanh nghiệp niêm yết cùng ngành CSM và SRC. Mặt khác, DRC ngay từ giữa năm 2013 đã đưa nhà máy sản xuất lốp xe Radial bố thép công suất 600,000 lốp/ năm vào hoạt động trong khi CSM đến năm 2014 mới có và SRC thì đang xúc tiến xây dựng.

Với xu hướng chuyển dịch tiêu dùng từ lốp Bias sang lốp Radial có đặc tính ưu việt, phù hợp với nhu cầu xe ô tô chạy tốc độ cao như hiện nay thì có được nhà máy sản xuất lốp xe Radial là lợi thế cạnh tranh không chỉ nội địa mà cả xuất khẩu. Qua hai năm đi vào hoạt động, doanh thu từ lốp xe Radial đã đạt 564 tỷ (2014) và 770 tỷ (2015), chiếm tỷ trọng khoảng hơn 20% tổng doanh thu thuần DRC.

Về địa bàn kinh doanh, DRC có mạng lưới phân phối trên khắp cả ba miền trên đất nước Bắc, Trung, Nam, trong đó khu vực miền Trung vẫn là thị trường mang lại doanh số cao nhất. Riêng năm 2015, doanh thu ở khu vực miền Trung đạt 1,702 tỷ đồng, tăng trưởng 12% và chiếm tỷ trọng 49%. Ngoài thị trường nội địa, DRC còn xuất khẩu sản phẩm qua sang hơn 33 nước trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 20 triệu USD tăng 13.5%.

Theo chia sẻ của ông Phan Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT tại báo cáo thường niên 2015 thì các nước trong khu vực ASEAN đều đã có nhà phân phối chính thức của DRC, gần đây săm lốp ô tô Radial đã thâm nhập vào thị trường Mỹ, tạo tiền đề tốt cho hội nhập toàn cầu.

Có thể nói, trên thị trường chứng khoán hiện nay hiếm có doanh nghiệp nào chỉ từ gần 100 tỷ đồng vốn góp ban đầu của cổ đông mà sau 10 năm đã nâng quy mô lên gấp 10 lần từ nội lực, đồng thời cũng trích ra nhưng khoản tiền mặt không nhỏ để trả cổ tức cho cổ đông (trên 800 tỷ đồng). Mặt khác, DRC cũng đang duy trì một tỷ lệ đòn bẩy tương đối thấp, nợ phải trả chiếm 47% tổng tài sản tính đến cuối năm 2015./.

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 13/09: Tới lượt VCB bị xả (13/09/2016)

>   Vì sao dòng tiền tăng ở BHS và PVX? (13/09/2016)

>   13/09: Bản tin 20 giờ qua (13/09/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 13/09 (13/09/2016)

>   Một tổ chức bị phạt vì bán cổ phiếu GEX trước thời gian đăng ký (13/09/2016)

>   Ngày đầu áp dụng bước giá mới, nhà đầu tư kêu trời! (12/09/2016)

>   Đấu giá dưới mệnh giá: Có rẻ? (13/09/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 12/09/2016: Test lại vùng 652-657 điểm (12/09/2016)

>   CFO và hành trình khởi nghiệp (12/09/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 12/09: Nỗ lực bất thành, VN-Index vẫn giảm 1.08% (12/09/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật