Thứ Ba, 13/09/2016 08:08

Chuyển động dòng tiền tuần 05-09/09:

Vì sao dòng tiền tăng ở BHS và PVX?

BHS và PVX là hai cổ phiếu tiêu biểu cho hai sàn trong tuần giao dịch vừa qua (05-09/09) khi trở thành cổ phiếu được giới đầu tư săn đón nhiều nhất.

Trong tuần giao dịch qua, thanh khoản thị trường trên hai sàn diễn biến trái chiều. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 97.4 triệu đơn vị/phiên, tăng 1.59% so với tuần giao dịch trước và sàn HNX đạt hơn 39.9 triệu cổ phiếu/phiên giảm hơn 2%.

Trên HOSE, có 7 mã giao dịch đột biến với khối lượng giao dịch tăng bằng lần gồm BHS, STB, VNS, HVG, REE, VNE và OGC. Trong số này, Đường Biên Hòa (BHS) được nhà đầu tư mua nhiều nhất trước những thông tin liên quan đến việc mua lại mảng mía đường từ Hoàng Anh Gia Lai (HAG).

Cụ thể, khối lượng giao dịch bình quân của BHS đạt gần 2.5 triệu đơn vị/phiên, tăng hơn 325% so với tuần giao dịch trước. Ngoài ra, với 2 phiên giao dịch tăng trần trong giữa tuần giúp cổ phiếu BHS kết thúc tuần với mức tăng hơn 15%, từ 15,600 đồng/cp để đóng cửa tại 18,000 đồng/cp.

Nguyên nhân giúp BHS bứt phá đến từ câu chuyện Tập đoàn Thành Thành Công (TTCGroup) mua lại nhà máy đường tại Lào của HAG. Hiện nay, lĩnh vực mía đường của TTCGroup đã được tái cơ cấu về còn hai đơn vị lớn là Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh – TTCS (SBT) và BHS sau khi lần lượt nhận sáp nhập Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC) và Đường Ninh Hòa (NHS). Việc mua lại mảng mía đường của HAG được đánh giá là giúp cho TTCGroup trở thành “ông trùm” trong ngành đường tại Việt Nam.

Chưa rõ BHS hay SBT sẽ là đơn vị tiếp nhận nhà máy đường tại Lào này. Nhưng BHS đã có mức giá tăng hơn 15% còn dòng tiền vào cổ phiếu này đã tăng hơn 325% trong tuần qua. Còn SBT, dù không góp mặt trong top 20 tăng trưởng dòng tiền trên HOSE nhưng cổ phiếu này cũng ghi nhận tăng gần 27% khối lượng giao dịch và đạt bình quân tuần hơn 2.6 triệu cp.

Trở lại với giao dịch chung của thị trường trong tuần qua, dòng tiền không còn tập trung vào nhóm đầu cơ như tuần trước đó. Thay vào đó, nhóm cổ phiếu cơ bản, kỳ vọng tăng trương kinh doanh đã được chú ý nhiều hơn như REE, VNS, DRC, BFC, EVE, CTI, GIL, PAC….

Và như thường lệ, dòng tiền đầu cơ suy yếu hẳn, trong đó TTF từ cổ phiếu ấn tượng nhất tuần trước đó trở thành “bom xịt” tuần này. Với 5 phiên giảm sàn liên tục, giá cp TTF giảm gần 25% và khối lượng giao dịch giảm đến 93% chỉ còn hơn 151,000 đơn vị/phiên. Trong tuần, TTF đã giải trình nguyên nhân tổng tài sản "bốc hơi" 1,237 tỷ chủ yếu là do xóa sổ hàng tồn kho phát hiện thiếu.

Đặc biệt, BHS, HVG, CTI, BFC và PAC là 5 mã cùng có tên trong danh sách Top 20 mã tăng giá lẫn tăng khối lượng trên sàn HOSE.

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE

 

Trên sàn HNX, mọi sự chú ý hướng đến PVX khi dòng tiền tăng một cách mạnh mẽ tuần qua. Lần đầu tiên kể từ đầu năm 2016, PVX có khối lượng giao dịch một phiên lên đến gần 12 triệu đơn vị (phiên ngày 06/09). Cùng với đó là 4 phiên tăng trần liên tục cũng làm tăng nhiệt ở mã này. Kết quả tuần qua, PVX có khối lượng giao dịch bình quân gần 5.5 triệu cp/phiên, tăng 320% so với tuần giao dịch trước đó.

Nguyên nhân giúp PVX thăng hoa là thông tin lãi ròng nửa đầu năm 2016 sau soát xét tăng hơn 116 tỷ đồng so với báo cáo tự lập trước đó (32.4 tỷ đồng), đạt hơn 148 tỷ đồng. Theo PVX, sau khi công bố BCTC tự lập quý 2/2016, PVX đã tích cực làm việc với một số đơn vị và thu hồi được một số khoản công nợ khó đòi đã trích lập dự phòng trước đây (PVX đã thu hồi khoảng 170 tỷ đồng công nợ từ các đơn vị và được hoàn nhập dự phòng khoảng 143 tỷ đồng).

Tuy nhiên, tại báo cáo soát xét thì kiểm toán viên đã lưu ý đến khả năng thanh toán của PVX trong 12 tháng tới, liên quan đến lỗ lũy kế hơn 2,900 tỷ đồng, dư nợ cho vay quá hạn 300 tỷ đồng và các vấn đề khác. Đây có thể là lý do mà giao dịch PVX trong hai phiên cuối tuần không còn được sôi động như trước nữa.

Ngoài PVX, trên sàn Hà Nội tuần qua có khá nhiều mã thuộc nhóm ngành chứng khoán đã tăng mạnh dòng tiền như IVS, SHS, VND và VIX.

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX

 

Về nhóm cổ phiếu tăng giá, lính mới ROS đã vượt mặt tất cả để trở thành cổ phiếu tăng mạnh nhất cả hai sàn, với mức tăng gần 30%. ROS là cổ phiếu mới chính thức niêm yết trên HOSE vào ngày 01/09 và cho đến nay thì chuỗi tăng trần của cổ phiếu này vẫn chưa chấm dứt. Khối lượng giao dịch bình quân của ROS từ khi niêm yết cũng khá ấn tượng, đạt gần 900,000 đơn vị/phiên.

Tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rút ròng gần 1,068 tỷ đồng trên cả hai sàn. Trên HOSE, lực bán ròng tập trung mạnh nhất là ở VNM với 532.46 tỷ đồng; tiếp theo là VCB với 243.5 tỷ đồng, PVD với 111.34 tỷ đồng, MSN với 63.2 tỷ đồng… Về phía mua ròng là các mã như HSG với gần 74.9 tỷ đồng, tiếp theo là SKG với 41.97 tỷ, VNS với 28.1 tỷ đồng… Trên sàn HNX, giá trị bán ròng mạnh của khối ngoại tập trung chủ yếu ở PVS với 106.2 tỷ đồng, SCR với 31.5 tỷ đồng và VCG với 8.6 tỷ đồng; ngược lại mua ròng chủ yếu ở NET và BVS với 12.54 tỷ và 8.3 tỷ đồng.

Các tin tức khác

>   13/09: Bản tin 20 giờ qua (13/09/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 13/09 (13/09/2016)

>   Một tổ chức bị phạt vì bán cổ phiếu GEX trước thời gian đăng ký (13/09/2016)

>   Ngày đầu áp dụng bước giá mới, nhà đầu tư kêu trời! (12/09/2016)

>   Đấu giá dưới mệnh giá: Có rẻ? (13/09/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 12/09/2016: Test lại vùng 652-657 điểm (12/09/2016)

>   CFO và hành trình khởi nghiệp (12/09/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 12/09: Nỗ lực bất thành, VN-Index vẫn giảm 1.08% (12/09/2016)

>   Cổ phiếu nào đáng để “chọn mặt gửi vàng”? (12/09/2016)

>   Đằng sau sự hào nhoáng của cổ phiếu (12/09/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật