Thứ Ba, 31/05/2016 08:59

Kỷ nguyên mới cho các công ty đa quốc gia siêu nhỏ

Một dạng công ty mới – công ty đa quốc gia siêu nhỏ – đang tạo ra thách thức đối với các phương thức kinh doanh truyền thống; họ đang dần làm thay đổi diện mạo của thương mại toàn cầu và thách thức các đối thủ lớn hơn với bề dày lịch sử lâu đời hơn.

Các công ty đa quốc gia siêu nhỏ đang hình thành nên một lực lượng mới trong nền thương mại toàn cầu và câu chuyện về họ xứng đáng được các doanh nghiệp nhỏ hơn cũng như những công ty lớn học tập.

Lớn hơn một công ty khởi nghiệp nhưng vẫn chưa đạt quy mô của một doanh nghiệp lớn, các công ty cỡ vừa đang tăng cường tận dụng lợi thế tăng trưởng tại các thị trường bên ngoài sân nhà và vươn ra quốc tế. Vivek Ramachandran, Giám đốc Sản phẩm và định vị kinh doanh thương mại toàn cầu của HSBC nhận xét: “Các công ty này không chỉ mua bán hàng hóa xuyên quốc gia, họ còn tổ chức hoạt động tại nhiều thị trường khác nhau”.

Báo cáo mới của HSBC, “Kỷ nguyên công ty đa quốc gia siêu nhỏ”, cho thấy các doanh nghiệp này đang tạo nên những làn sóng mạnh mẽ trong một thế giới được hậu thuẫn bởi sức mạnh của công nghệ.

Enjoy Education (EE) là một công ty Anh chuyên cung cấp dịch vụ gia sư và tư vấn học đường. Công ty đã ứng dụng thành công nền tảng trực tuyến nhằm mang nền giáo dục chất lượng cao đến nhiều châu lục. Công ty hiện có văn phòng tại Trung Quốc, Nga và Trung Đông, cho thấy nhu cầu về giáo dục chất lượng cao ngày càng gia tăng khắp thế giới. Nhờ vậy, EE luôn đạt mức tăng trưởng ấn tượng, 30% so với cùng kỳ năm trước, trong suốt ba năm qua.

Trong vài thập kỷ trở lại đây, công nghệ đã giúp giải quyết vấn đề thông tin và liên kết xuyên lục địa, các công ty ngày nay dễ dàng tìm kiếm thông tin trực tuyến và kết nối với nhau tuy không ở cùng một quốc gia. Regis Barriac, Giám đốc các thị trường quốc tế của HSBC Pháp cho rằng: “Khi các cơ hội ở thị trường nội địa đang dần thu hẹp – ví dụ như tại nhiều nước phương Tây, tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 0%-1% trong những năm gần đây – thì vươn ra thế giới sẽ tạo ra những triển vọng tăng trưởng nhanh chóng dựa trên nền tảng quốc tế cho các doanh nghiệp cỡ vừa”.

Công ty đa quốc gia siêu nhỏ thường áp dụng lối tư duy “công dân toàn cầu” - theo đó, họ vượt khỏi giới hạn của một quốc gia hay thậm chí một dòng sản phẩm.

Trong quá khứ, đa phần các công ty tập trung sản xuất hàng hóa và dịch vụ dựa trên những nguồn lực có sẵn tại thị trường địa phương. Việc vươn ra thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải trực tiếp triển khai hoạt động tại thị trường nước ngoài. Trọng tâm của nền kinh tế toàn cầu khi đó chính là sự khác biệt về nguồn lực tạo nên lợi thế cạnh tranh của từng thị trường. Nhưng ngày nay, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mà các doanh nghiệp trên toàn cầu đang đẩy mạnh chuyên biệt hóa nhằm chiếm lấy thị phần màu mỡ.

Gary Hufbauer, đến từ Học viện Kinh tế Quốc tế Peterson giải thích: “Nếu như những làn sóng đầu tiên của toàn cầu hóa chỉ tập trung vào các quốc gia khác nhau và lợi thế cạnh tranh của một nước so với những nước khác... thì hiện nay, chúng ta lại đang bước vào kỷ nguyên mà các doanh nghiệp toàn cầu đang “chiến đấu” với nhau ở những thị trường ngày càng chuyên biệt nhằm chiếm lấy thị phần màu mỡ”.

Công nghệ cũng là yếu tố quan trọng mang đến hiệu quả kinh doanh. Không chịu áp lực phải đi theo lối mòn, các doanh nghiệp trẻ có thể ứng dụng những công cụ hiện đại nhằm phục vụ các thị trường mới. Nếu bạn hoạt động hiệu quả hơn các đối thủ, nghiễm nhiên bạn đang sở hữu lợi thế cạnh tranh. Đây là điều mà các doanh nghiệp đa quốc gia siêu nhỏ hiểu rất rõ.

Học giả cao cấp, Tiến sĩ Joshua Meltzer, thuộc khoa Kinh tế và Phát triển Toàn cầu, Học viện Brookings nhận xét: “Nền tảng kỹ thuật số giúp loại bỏ nhiều chi phí từng hạn chế các doanh nghiệp vừa và nhỏ giao dịch các hàng hóa nhỏ với thế giới. Thậm chí chi phí giao dịch xuyên quốc gia cũng được cắt giảm”.

Nghiên cứu về ảnh hưởng tiềm ẩn – vai trò quan trọng của các doanh nghiệp cỡ vừa của HSBC tại 15 nền kinh tế cho thấy, các doanh nghiệp cỡ vừa đóng vai trò quan trọng đối với sự thịnh vượng của kinh tế tại nhiều quốc gia. Theo nghiên cứu này, có tất cả 161,800 doanh nghiệp cỡ vừa với tổng doanh thu đạt 16.6 nghìn tỷ USD.

Nhóm chuyên gia thuộc Hội đồng Lisbon ước tính tất cả tăng trưởng việc làm ròng tại Mỹ từ năm 1980 đến 2005 đều xuất phát từ những doanh nghiệp được thành lập dưới năm năm. Từ năm 1997 đến 2008, cứ mỗi năm, hơn 2.5 triệu người tại Mỹ kiếm việc làm bằng cách tự kinh doanh. Những công ty họ thành lập lại tạo thêm hơn một ngàn công việc mỗi năm.

Amanda Murphy, Giám đốc khối Ngân hàng Doanh nghiệp tại Anh của HSBC nói: “Những doanh nghiệp cởi mở đang hưởng lợi do thế giới ngày một kết nối chặt chẽ với nhau hơn. Tuy nhiên, họ lại có nguy cơ mắc “hội chứng con giữa” – khi họ không đủ tầm ảnh hưởng như những doanh nghiệp lớn nên không thể bước chân vào các chương trình tài trợ xuất khẩu của chính phủ, nhưng cũng không quá nhỏ để có thể thu hút và nhận chính sách hỗ trợ từ nhà nước. Do đó, các doanh nghiệp này thường mạnh mẽ và tự chủ hơn”.

Tại Anh, doanh nghiệp cỡ vừa chiếm khoảng 3.4 triệu việc làm, tương đương gần 14.6% lao động cả nước. Đối với nhiều công ty dạng này, tăng trưởng quốc tế là mối quan tâm hàng đầu. Murphy cho biết thêm: “Đối với nhiều doanh nghiệp chúng tôi đang hợp tác, chính việc đầu tư ra nước ngoài đã giúp họ phát triển nhanh hơn hẳn những công ty chỉ hoạt động thuần trong nước”.

Tại châu Á, Trung Quốc là thị trường cung cấp hàng hóa then chốt trong nhiều thập kỷ qua, nhờ giá cả cạnh tranh và cơ sở hạ tầng tốt. Tuy nhiên, khi vị trí của Trung Quốc trong chuỗi giá trị đang tăng, các doanh nghiệp có xu hướng đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn cung và sản phẩm sang các nước Đông Nam Á như Indonesia, Việt Nam, Campuchia và Philippines. Xét về tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp đa quốc gia siêu nhỏ tại Châu Á đang bắt đầu tìm cách đa dạng hóa khách hàng. Thay vì tập trung vào Mỹ hay châu Âu, những thị trường có tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục chậm lại, các doanh nghiệp lại chú trọng hơn vào những quốc gia có tăng trưởng cao hơn, đặc biệt là Trung Quốc và các thị trường trong khu vực châu Á.

Christina Ong, Giám đốc điều hành khối Dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp của HSBC tại Hồng Kông cho biết: “Trong bối cảnh các công ty đang có xu hướng vươn ra thị trường quốc tế, Hồng Kông đóng vai trò trung tâm tiền tệ và vốn. Các công ty muốn nhận sự trợ giúp để có thể cải thiện lợi nhuận, thăng bậc trong chuỗi giá trị và xin ý kiến chuyên môn về việc mở rộng hoạt động ở thị trường nước ngoài. Những trường hợp các công ty hoạt động thành công tại nước ngoài – mở rộng ra Trung Quốc, Bangladesh, Việt Nam, Campuchia – thường khởi nghiệp khá sớm và có quy mô lớn”.

Tuy vậy, khả năng quản lý nguồn lực tài chính hạn hẹp cũng đóng vài trò không kém phần quan trọng và là một trong những thử thách lớn nhất đối với các công ty đa quốc gia siêu nhỏ đang tìm cơ hội vươn ra thế giới. Một khi có thể quản lý tốt nguồn vốn, các công ty bắt đầu đặt chân lên con đường trở thành những tập đoàn đột phá thế hệ kế tiếp./.

Các tin tức khác

>   Hãng hàng không lớn nhất Mỹ Latinh ngừng các chuyến bay tới Venezuela (31/05/2016)

>   Ukraine nêu các lý do khước từ trả khoản nợ 3 tỷ USD cho Nga (31/05/2016)

>   Những yếu tố giúp Chile tránh được "bẫy thu nhập trung bình" (30/05/2016)

>   Hàn Quốc dự định cấp ODA trị giá gần 2,3 tỷ USD năm tới (30/05/2016)

>   Vì sao Moody’s dự báo Hillary Clinton sẽ đánh bại Donald Trump? (30/05/2016)

>   Quan chức Fed: Thế giới sẵn sàng đón nhận làn sóng tăng lãi suất (30/05/2016)

>   Đồng nhân dân tệ chạm mức thấp nhất trong vòng hơn 5 năm (30/05/2016)

>   Vì sao các NHTW giờ đây không thể “đơn thương độc mã” được nữa? (30/05/2016)

>   Các ngân hàng Trung Quốc đối mặt rủi ro lớn với các khoản vay trên thị trường bất động sản (30/05/2016)

>   Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có thể hoãn thời điểm tăng thuế (29/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật