Thứ Hai, 30/05/2016 08:30

Các ngân hàng Trung Quốc đối mặt rủi ro lớn với các khoản vay trên thị trường bất động sản

Các ngân hàng hàng đầu Trung Quốc đang đứng trước rủi ro từ các khoản cho vay trên trong lĩnh vực bất động sản, theo hãng tin Reuters.

Khi các ngân hàng lớn như Bank of China tăng cho vay thì giá bất động sản ở các thành phố lớn Trung Quốc cũng tăng lên theo

Hơn bất cứ lúc nào, hoặc ít nhất là kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng hàng đầu Trung Quốc đang tăng cường cho người mua nhà và các công ty phát triển các dự án bất động sản vay tiền. Điều này khiến các ngân hàng dễ gặp bất lợi nếu thị trường bất động sản lao dốc trong bối cảnh giá thị trường tăng quá cao và các công ty bất động sản đang đứng trước gánh nặng nợ nần ngày một lớn.

Reuters đã phân tích các bản quyết toán năm ngân hàng lớn nhất Trung Quốc, các khoản vay thế chấp và các khoản vay trong lĩnh vực bất động sản của các ngân hàng này hiện là 12.400 tỷ nhân dân tệ, khoảng 1.900 tỷ USD, vào cuối năm ngoái, tăng 11% so với một năm trước đó và chiếm 28% tổng các khoản vay. Đó là con số lớn nhất trong sổ sách của các ngân hàng, nhiều hơn cả số cho vay trong lĩnh vực chế tạo và giao thông, tăng mạnh so với khoảng 26% của 7 năm trước.

Khi các ngân hàng lớn như Ngân hàng Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc (ICBC) và Ngân hàng Trung Quốc (BOC) tăng cho vay, thì giá bất động sản ở các thành phố lớn của Trung Quốc cũng theo đó mà tăng mạnh. Bong bóng bất động sản hình thành, lớn dần và có thể vỡ bất cứ lúc nào.

Công ty phát triển bất động sản Kaisa của Trung Quốc đã vỡ nợ vào năm ngoái

Jack Yuan, Phó Giám đốc phụ trách các thiết chế tài chính của Fitch Ratings, cho rằng có hai mối lo ngại lớn đó là hiện tượng gia tăng tình trạng sử dụng bất động sản để thế chấp các khoản vay và giá bất động sản đang ở mức “quá nóng”. Chuyên gia này cho rằng, nếu giá bất động sản lao dốc, hệ quả có thể khá nghiêm trọng theo kiểu hiệu ứng domino.

Giá bất động sản trung bình trong tháng 4 ở các thành phố loại một ở Trung Quốc đã tăng nhanh nhất trong bốn năm. Nguyên nhân là trong khoảng thời gian đó lãi suất cho vay đã hạ sáu lần và việc đặt cọc bất động sản trở nên dễ dàng hơn. Bất động sản ở Thâm Quyến và Thượng Hải trở là những nơi nóng nhất, với giá tăng tương ứng 62,4% và 28% trong năm 2015.

Các vụ vỡ nợ trong lĩnh vực bất động sản từng là điều ít ai nghĩ tới, nhưng thực tế đã thay đổi khi nhà phát triển bất động sản lớn như Zhejiang Xingrun không thanh toán được các khoản vay ngân hàng vào tháng 3/2014, còn Kaisa Group thì vỡ nợ 10 tháng sau đó. Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc xuống mức thấp nhất trong 25 năm, nợ của các nhà phát triển bất động sản đang tiếp tục tăng thêm.

Các khoản nợ không thanh toán được của các ngân hàng Trung Quốc đang ở mức gần 2% tổng các khoản vay, chạm mức cao kỷ lục 11 năm. Nhiều nhà phân tích lo ngại tình hình sẽ còn tồi tệ hơn.

Bảo Trâm

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có thể hoãn thời điểm tăng thuế (29/05/2016)

>   Trung Quốc sẽ mở cửa thương mại điện tử cho đầu tư nước ngoài (29/05/2016)

>   Bà Janet Yellen: Fed có thể tăng lãi suất "trong những tháng tới" (28/05/2016)

>   Nga ký nhiều thỏa thuận kinh tế quan trọng với Hy Lạp (28/05/2016)

>   Donald Trump quái đến mức nào? (28/05/2016)

>   Vàng trượt dài 8 phiên liên tiếp xuống đáy 3 tháng (28/05/2016)

>   Dầu vọt gần 2%/tuần chờ tin từ OPEC (28/05/2016)

>   Cảnh sát Pháp "sờ gáy" hãng thức ăn nhanh nổi tiếng McDonald's (27/05/2016)

>   Vì sao Phố Wall đang bị... ghét? (27/05/2016)

>   Citigroup bị phạt 425 triệu USD do hành vi thao túng lãi suất (27/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật