Chủ Nhật, 22/05/2016 10:32

Hạ lãi suất không khó

Trong số báo ra ngày 12-5-2016, TBKTSG có bài Hạ lãi suất không dễ ghi nhận ý kiến của giới ngân hàng về dư địa giải pháp để hạ lãi suất. Trong bài viết này, xin giới thiệu một góc nhìn khác về câu chuyện lãi suất, các điều kiện để hạ lãi suất theo hướng bền vững.

Giao dịch ở ngân hàng BIDV. Ảnh: TL

Điều kiện tiên quyết là phải thay đổi căn bản quan niệm về điều hành lãi suất. Trước hết, lãi suất là “giá cả” của vốn, được điều tiết chủ yếu bởi quan hệ cung - cầu. Đây là nguyên lý đầu tiên, bất di bất dịch cần phải “thuộc lòng” cho bất cứ ai trước khi có ý định can thiệp, tác động một cách chủ quan đến mặt bằng lãi suất thị trường. Tuy nhiên, do có quan hệ đến “hàng hóa đặc biệt” là tiền tệ nên lãi suất luôn được các nhà hoạch định chính sách “chăm sóc” rất kỹ vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định vĩ mô, nhất là lạm phát, công ăn việc làm, cơm áo gạo tiền của các doanh nghiệp. Khi bất ổn vĩ mô có dấu hiệu tăng lên thì tâm lý mong muốn kiểm soát càng mạnh hơn, nhưng nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến méo mó, phi thị trường.

Một số ý kiến gần đây cho rằng mức lãi suất cho vay ở nước ta hiện thuộc diện cao nhất khu vực, đồng thời dẫn chứng một loạt mức “lãi suất thực” mà doanh nghiệp phải gánh chịu, trong đó Việt Nam thuộc dạng đầu bảng (7-8%/năm) nếu so với Philippines (2,2%), Malaysia (2,1%)...

Cần lưu ý rằng tiêu chí thống kê kinh tế nói chung, lãi suất nói riêng, phải được đặt trong một hệ quy chiếu chung thống nhất, nếu không sẽ rất khập khiễng. Nếu quan niệm lãi suất thực một cách đơn giản (Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát dự kiến) thì lãi suất thực quí 1-2016 tại Việt Nam chỉ vào khoảng 3-4% dựa trên thống kê lãi suất từ một số ngân hàng thương mại (NHTM) nội địa lớn có uy tín tại Việt Nam. Nhưng nếu quan niệm lãi suất thực là một khái niệm đa chiều, có liên quan đến nhiều biến số phức tạp khác, ví dụ chi phí bù đắp rủi ro lạm phát/rủi ro thanh khoản/rủi ro nợ xấu/rủi ro kỳ hạn... thì thực chất lãi suất thực ở ta chỉ còn khoảng 1,5-2,5%.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp tốt đang được thụ hưởng mức lãi suất khá hấp dẫn, ví dụ vay ngắn hạn chỉ từ 4-5%/năm, trung dài hạn từ 6-9%. Lãi suất đô la Mỹ còn thấp hơn, khoảng 2-3%. Mức lãi suất cho vay trung dài hạn dưới 10% (thực ra đã được các NHTM chủ động điều chỉnh từ khá lâu trước khi có hội nghị gặp gỡ mới đây giữa Thủ tướng với doanh nghiệp!).

Vấn đề tồn tại lớn nhất đối với điều hành lãi suất hiện nay chính là chúng ta đang bị sa lầy quá lâu vào não trạng “lãi suất tiền gửi cao”. Hàng loạt NHTM đua nhau tăng lãi suất tiết kiệm lên cao. Lãi suất tiền gửi ở các nước có nền tảng vĩ mô ổn định luôn duy trì ở mức rất thấp (dưới 1%/năm), kể cả áp dụng mức lãi suất bằng zero nếu tiền gửi không đạt số dư tối thiểu theo quy định (Ví dụ tại Philippines, gửi tiết kiệm dưới 500 đô la Mỹ lãi suất 0%, trên mức đó áp dụng lãi suất 0,01%; gửi tiết kiệm bằng nội tệ Peso không bị quy định mức tối thiểu nhưng lãi suất cũng chỉ vào khoảng 0,1%). Một mô hình kinh tế dựa vào “lãi suất tiền gửi cao” tất yếu dẫn đến sự kém năng động, làm tê liệt động lực phát triển và sáng tạo, thui chột ý chí chấp nhận vượt qua rủi ro. Hệ thống ngân hàng sẽ muôn đời quá tải vì gánh vác nhu cầu tín dụng ngày càng phình to ra, sẽ không có khả năng giảm lãi suất cho vay một cách bền vững, trong khi sự chia sẻ trách nhiệm từ thị trường chứng khoán là quá ít ỏi.

... đọc tiếp tại đây

tbktsg

Các tin tức khác

>   Trò chơi tài chính và chuyện kẻ ăn ốc – người đổ vỏ tại Eximbank: Tiếng nói người trong cuộc (21/05/2016)

>   OCB tài trợ 300 tỷ đồng cho dự án Gemek Premium của Geleximco (20/05/2016)

>   NHTW Nga chính thức công nhận văn phòng đại diện BIDV tại Nga (20/05/2016)

>   Những ngày giáp hạt (20/05/2016)

>   Hệ thống tài chính toàn cầu đang lâm nguy? (20/05/2016)

>   Agribank Phú Thọ bán đấu giá nhiều tài sản triệu USD (20/05/2016)

>   Giá vàng và tỷ giá trung tâm đều tăng (20/05/2016)

>   Ngân hàng bị tấn công mạng, tệ hơn vướng nợ xấu (20/05/2016)

>   Lãi suất cho vay sẽ giảm nhờ... VAMC? (20/05/2016)

>   Vẫn tiềm ẩn rủi ro thanh khoản ngân hàng (19/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật