Thứ Năm, 19/05/2016 17:32

Vẫn tiềm ẩn rủi ro thanh khoản ngân hàng

Đã có cảnh báo, nhưng xu hướng dịch chuyển tiềm ẩn rủi ro vẫn thể hiện...

Dù có thể chưa sửa Thông tư 36, nhưng dự kiến Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ giám sát chặt chẽ để phòng ngừa rủi ro tiềm ẩn đối với thanh khoản hệ thống - Ảnh: Quang Phúc.

Tại báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2015 công bố mới đây, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đã đưa ra cảnh báo về những chuyển động tiềm ẩn rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Những chuyển động đó vẫn có dấu hiệu thể hiện.

Cụ thể, báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia từng đưa ra cảnh báo, trong năm 2015, tình hình cho vay của hệ thống ngân hàng dịch chuyển rõ ở hai hướng: tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn gia tăng, tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn tăng cao trong cơ cấu.

Cả hai hướng vận động trên đều tiềm ẩn rủi ro về thanh khoản.

Số liệu thống kê của Ủy ban cho thấy, trong năm 2014, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn chỉ ở mức 20,2%, thì đến cuối 2015 đã tăng mạnh lên 31,8%.

Cùng đó, tỷ trọng tín dụng trung dài hạn đã tăng lên tới 55,4% trong tổng cơ cấu tín dụng (năm 2011 chỉ 45,1%, 2012 là 45%, 2013 là 45,8% và 2014 là 50,3%).

Đến cuối quý 1/2016, xu hướng trên vẫn tiếp tục thể hiện, khi tín dụng trung dài hạn tiếp tục tăng thêm 3,3% so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 55,5% trong tổng cơ cấu tín dụng.

Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tín dụng trung dài hạn gia tăng một phần do doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, nhưng đáng chú ý là do tín dụng đầu tư kinh doanh bất động sản và cho vay tiêu dùng tăng, cùng một phần nợ ngắn hạn được cơ cấu sang nợ trung dài hạn.

Trong các nguyên nhân trên, nổi bật là tốc độ tăng rất mạnh của tín dụng đầu tư và kinh doanh bất động sản, tăng tới 28,3% trong năm 2015 so với năm 2014.

Trước diễn biến trên, đầu năm 2016, Ngân hàng Nhà nước đã có tín hiệu “hãm phanh”, nhằm tăng cường quản lý rủi ro thanh khoản hệ thống. Tín hiệu này nằm trong định hướng sửa Thông tư 36 về các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Như phản ánh thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước dự kiến “siết” lại tín dụng bất động sản sau khi liên tục có tốc độ tăng trưởng cao, cũng như xem xét hạ giới hạn tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.

Tuy nhiên, theo những thông tin gợi mở gần đây, việc sửa Thông tư 36 có thể sẽ theo lộ trình để thị trường và hoạt động hệ thống ngân hàng dần thích nghi. Nhưng nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm có các biện pháp để hạn chế hai tín hiệu tiềm ẩn rủi ro thanh khoản nói trên.

Những biện pháp này cũng đặt trong tổng thể các chính sách thực hiện yêu cầu bình ổn lãi suất, thậm chí giảm lãi suất cho vay mà Chính phủ đề ra trong nghị quyết về phiên họp thường kỳ tháng 4 vừa qua.

Hoàng Vũ

Vneconomy

Các tin tức khác

>   VietinBank bán đấu giá gần 17 triệu cp Saigonbank trong quý 2 (19/05/2016)

>   Đưa lãi suất huy động USD lên khỏi mặt đất (19/05/2016)

>   Có nên vào cuộc chơi “đỏ đen” với vàng? (19/05/2016)

>   Sẽ không siết ngay vốn vào bất động sản (19/05/2016)

>   Tín dụng TP.HCM dự báo tăng 18% trong năm nay (19/05/2016)

>   Thời gian xét duyệt cho vay quá dài (19/05/2016)

>   Siết vốn bất động sản là hợp lý nhưng cần lộ trình 1-2 năm (18/05/2016)

>   Vay dân 500 tấn vàng: Nhiệm vụ bất khả thi? (18/05/2016)

>   Vàng SJC bật tăng, tỷ giá trung tâm giảm nhẹ (18/05/2016)

>   Chỉ số điều chỉnh Thông tư 36: Phù hợp với thông lệ quốc tế (17/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật